SKKN Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0
- Mã tài liệu: MT0166 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2745 |
Lượt tải: | 63 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoàng Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Tập huấn, tuyên truyền kĩ năng sử dụng mạng xã hội đúng cách
Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức về văn hóa mạng xã hội giải quyết tình huống thực tế
Giải pháp 3: Phổ biến kiến thức pháp luật – Luật an ninh mạng
Giải pháp 4: Phổ biến bộ quy tắc ứng xử trong trường học của học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó quan điểm chỉ đạo của Đảng trong đổi mới giáo dục chuyển từ trang bị kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực và phẩm chất người học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình giáo dục.
Để thực hiện chủ trương của Đảng có hiệu quả, ngành giáo dục không chỉ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn phải thay đổi quan niệm, nhận thức và hành vi trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, trong đó có việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống, trong đó giáo dục văn hóa ứng xử học đường cho học sinh THPT có vai trò đặc biệt quan trọng góp phần xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, tạo dựng uy tín và phát triển nhà trường, phát triển ngành giáo dục. Một trong các yếu tố đã ảnh hưởng mạnh đến văn hóa ứng xử trong trường học phải nói đến sự ảnh hưởng của văn hóa mạng xã hội. Do vậy, để xây dựng văn hoá ứng xử học đường cần phải xây dựng ứng xử có văn hóa mạng xã hội(MXH).
Sự phát triển mạnh mẽ của MXH đã mang lại nhiều lợi ích trong đời sống và đã hình thành những hành vi và biểu hiện tâm lý mới ở con người như thay đổi cách thức giao tiếp trong cộng đồng hay cách thức thể hiện cá tính bản thân. Lứa tuổi HS có xu thế tiếp cận công nghệ ngày càng nhiều, tiếp cận mạng xã hội mọi lúc mọi nơi”. Nhiều bạn trẻ dùng MXH để giết thời gian, khiến con người rơi vào tình trạng sống ảo và thiếu đi những kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là không có trải nghiệm và kỹ năng thực tế. Giáo dục văn hóa ứng xử cho lứa tuổi học sinh, ứng xử thông tin trên mạng xã hội sao cho thông minh là một việc làm hết sức quan trọng, đi đầu trong mỗi trường học, gia đình và xã hội. Bỗi dưỡng kĩ năng ứng xử có văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Phát triển văn hóa, phát triển con người luôn là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế, xã hội.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tôi là giáo viên đã từng làm công giảng dạy, làm chủ nhiệm lớp trong nhiều năm và qua nhiều khóa học tại Trường TTHPT…. Tôi nhận thấy văn hóa ứng xử trong trường học ngày càng xuống cấp, một trong những nguyên nhân chính là do học sinh tiếp cận với công nghệ rất sớm, bị ảnh hưởng văn hóa mạng rất lớn, các em sử dụng mạng xã hội rất bừa bãi, tùy tiện; đã làm giảm sút về học tập, đạo đức, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhà trường, của dân tộc. Sự tiếp xúc lây nhiễm những văn hóa độc hại, đặc biệt sự du nhập của văn hóa phương Tây tác động đến nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa dân tộc bị biến đổi, đảo lộn; một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh mất phương hướng trong việc định hình giá trị.
Trong trường học đã xuất hiện nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, nhiều tệ nạn như ma túy, cờ bạc, cá độ bóng đá, bạo lực học đường… các tệ nạn đã len lỏi vào trong môi trường giáo dục. Không ít các chuẩn mực, giá trị, niềm tin văn hóa truyền thống của nhà trường đã bị thay đổi. Thái độ ứng xử, giao tiếp của học sinh hiện nay đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự suy thoái, băng hoại trong môi trường giáo dục. Trước những thử thách từ thực tế về văn hóa ứng xử ở các trường học hiện nay nói chung và trường TTHPT…nói riêng. Tôi đưa ra đề tài “Phương pháp giáo dục học sinh ứng xử có văn hóa trong thời đại công nghệ 4.0” để giáo dục kĩ năng sống cho các em, giúp các em biết cách khai thác lợi thế của mạng xã hội, hạn chế những ảnh hưởng xấu của công nghệ đến văn hóa ứng xử học đường, đồng thời tăng hiểu biết về pháp luật, có bản lĩnh vững vàng trong cuộc sống. Phương pháp này tôi đã và đang áp dụng khá thành công và có hiệu quả tại đơn vị trường TTHPT… trong những năm qua, đã góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Đây là phương pháp được đánh giá là có giá trị, đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
Giới hạn của đề tài: Nghiên cứu về phương pháp giáo dục kĩ năng ứng xử có văn hóa cho học sinh năm học 2020-2021 và học kì I năm học 2021-2022 đã thực hiện tại trường TTHPT…
2. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài mà tôi đúc rút trong thời gian dài. Trên thực tế chưa có SKKN nào tại huyện Thanh Chương nói riêng và các Trường THPT trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An nói chung nghiên cứu hoặc đề cập về vấn đề này.
2.2. Những đóng góp của đề tài Một, làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Hai, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống giúp các em ứng xử có văn hóa từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường.
Ba, những giải pháp được đúc kết trong Sáng kiến kinh nghiệm có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các giáo viên trong các trường học, từ đó áp dụng để giáo dục kỹ năng sống hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh để đạt mục tiêu đề ra.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Giáo dục văn hóa giao tiếp ứng xử cho HS có những mục đích sau đây: –Thứ nhất: Giáo dục về văn hóa ứng xử, giao tiếp học đường cho học sinh THPT góp phần quan trọng trong xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, tạo dựng uy tín nhà trường.
Trang bị cho học sinh những kiến thức về pháp luật, luật an minh mạng, bộ quy tắc ứng xử trong trường học.
–Thứ hai, giáo dục văn hóa giao tiếp học đường giúp cho học sinh THPT sống có trách nhiệm hơn với bản thân và với mọi người xung quanh. Thực tế cho thấy, khi được giáo dục toàn diện về tri thức khoa học, tri thức sống, cùng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, học sinh THPT sẽ nâng cao được khả năng nhận thức về các chuẩn mực, có khả năng phân biệt được cái đúng, cái sai để tự xây dựng và hoàn thiện lối sống của mình. Qua đó, sẽ giúp học sinh THPT có ý thức trách nhiệm hơn đối với lời nói, hành vi, cử chỉ của mình trước thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Nhận thức, lĩnh hội và thấm nhuần các chuẩn mực văn hóa học đường, sẽ giúp học sinh THPT biết chấp hành nội quy, quy chế, kỷ luật của nhà trường như đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường; sống có tự trọng hơn, như không quay cóp, gian lận trong thi cử, không sao chép bài của bạn; biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè, có ý thức trong việc làm từ thiện, nhân đạo. Bên cạnh đó, biết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội cũng như sự cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường để có những ước mơ, hoài bão trong rèn luyện lối sống tốt đẹp hơn. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu độc lập, sáng tạo.
Giáo dục văn hóa giao tiếp học đường nhằm giúp học sinh THPT nắm vững các chuẩn mực văn hóa ứng xử của môi trường giáo dục; có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện; biết noi gương thầy cô giáo; với bạn bè thì biết tôn trọng, trung thành, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Được giáo dục văn hoá giao tiếp học đường, học sinh THPT cũng sẽ biết giữ chữ tín trước thầy cô và bạn bè, sống trong sáng hơn, không tự kiêu, tự đại khi đạt thành tích cao và không tự ti, không giấu dốt trước thầy cô và bạn bè; biết nhận lỗi và tự sửa khuyết điểm để hoàn thiện mình khi mắc sai lầm; nâng cao ý thức và bản lĩnh dám làm, dám chịu trách nhiệm.
–Thứ ba, giáo dục văn hóa giao tiếp học đường giúp cho học sinh THPT khắc phục những hạn chế của bản thân trong quan hệ với thầy cô, bạn bè. Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành nên rất dễ có những hành vi, ứng xử bột phát nếu không được giáo dục văn hóa giao tiếp học đường chu đáo. Thực tế cho thấy những năm gần đây, văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau mang nhiều màu sắc biến tướng, xuất hiện những nhóm, bè phái gây nhức nhối xã hội. Những hành vi bạo lực học đường vì những nguyên nhân nhỏ nhặt như giờ ra chơi chạy giẫm vào chân nhau, hay nhắn tin facebook không trả lời… nhưng lại tổ chức đánh nhau tập thể một cách thô bạo. Những hành vi đó khiến các bậc phụ huynh lo lắng về môi trường giáo dục học đường.
Hình ảnh: Đông ấm từ tình cảm thầy cô và bạn bè.
Khi được giáo dục các chuẩn mực văn hóa học đường sẽ giúp cho học sinh THPT biết cách giao tiếp, ứng xử đúng mực với thầy cô giáo, bạn bè đúng mực; không có thái độ thiếu tôn trọng, coi thường thầy cô, không gây sự, thách thức với bạn bè, không gây rối trong trường, lớp; không xem nhẹ việc học, đi muộn, về sớm, quay cóp, chép bài của bạn…
Được giáo dục văn hóa học đường sẽ giúp học sinh chấp hành tốt nội quy học đường như: trang phục sạch sẽ, gọn gàng, giản dị phù hợp với môi trường giáo dục và lứa tuổi; không mặc lố lăng, thiếu lịch sự như mặc áo không cổ, trang phục ở nhà hay quá ngắn, quần áo xé rách hay có hình ảnh, câu chữ phản cảm, mất thẩm mỹ không phù hợp với lứa tuôi và môi trường học đường…; học sinh nữ không trang điểm lòe loẹt, tóc phải gọn gàng, học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài…
–Thứ tư, giáo dục văn hóa giao tiếp học đường giúp cho học sinh THPT có thái độ ứng xử thanh lịch hơn. Giáo dục văn hóa giao tiếp học đường còn giúp học sinh THPT biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân, tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. Qua đó, mỗi học sinh THPT có hành vi, cử chỉ lịch thiệp với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. Khi giao tiếp, học sinh khắc phục được những biểu hiện xấu, như không nói quá to gây ồn ào, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm xấu người khác. Bên cạnh đó, nắm vững được các chuẩn mực văn hóa giao tiếp học đường mỗi học sinh đều khắc phục những sai lầm trong giao tiếp như biết xấu hổ khi nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác; bài trừ tư tưởng ba phải, không dám khẳng định cái đúng, cái sai trong lớp học, trường học. Học sinh cũng sẽ tự biết hoàn thiện tác phong của người học sinh, của đoàn viên như mặc đồng phục theo quy định; trong ứng xử với cơ sở vật chất của nhà trường thì có ý thức sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị. Biết bảo vệ, giữ gìn của công, không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không viết vẽ bậy lên tường; không bẻ cành, hái lá… làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan trường học. Học sinh biết tự giác chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, không gian học tập xanh sạch, đẹp của trường học.
Hình ảnh. Chăm sóc vườn rau, cung cấp rau cho cán bộ chống dịch Covit-19
Văn hóa giao tiếp học đường còn giúp học sinh THPT biết tôn trọng, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống cũng như trong học tập; không gây bè kéo cánh, phân biệt đối xử con nhà giàu nghèo; không vu khống, nói xấu lẫn nhau; biết tôn trọng sự khác biệt về tính cách cũng như phải biết tôn trọng bạn khác giới. Bên cạnh đó, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; khi khách đến trường cần hướng dẫn, cần giúp đỡ tận tình; luôn có thái độ lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi; biết nhường nhịn các em cấp dưới.
Như vậy, nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa học đường cho học sinh THPT có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh hiện nay. Thực hiện khách quan khoa học công tác giáo dục văn hóa học đường sẽ góp phần quan trọng vào xây dựng môi trường văn hóa học đường văn minh, tích cực và thân thiện. Qua đó, mỗi học sinh có cơ hội rèn luyện và phát triển bản thân; đồng thời khắc phục dần những hạn chế, sai lầm trong quan hệ với thầy cô, bạn bè và cảnh quan môi trường học tập; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]