SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hình tự tin, sắp xếp hình ảnh (bố cục) thuận mắt trong bài vẽ tranh
- Mã tài liệu: BM1014 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 482 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hình tự tin, sắp xếp hình ảnh (bố cục) thuận mắt trong bài vẽ tranh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn vẽ tranh.
Biện pháp 2: Phát triển khả năng tư duy của học sinh khi vẽ tranh đề tài
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tập vẽ trong phân môn vẽ tranh.
Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp lên lớp
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đã từ lâu, dạy học đã trở thành một nghề, như chúng ta thấy, nghề nào cũng đáng yêu, đáng quý, nhưng đối với nghề dạy học là đáng quý hơn cả. Thật vậy sản phẩm của nghề dạy học là tạo ra con người có tri thức, hiểu biết. Chính vì thế, trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển giáo dục, đặc biệt là chất lượng, cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về Đức dục, Trí dục và Thể dục thì Mĩ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của con người và nhất là thế hệ trẻ, mà đặc biệt là học sinh Tiểu học.
Dạy học đã khó, dạy Mĩ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc dạy học Mĩ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình và xung quanh mình trở nên gần gũi, đáng yêu hơn. Đồng thời học Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu, cách lí giải của bản thân, làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc.
Với sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong 9 môn học bắt buộc trong nhà trường tiểu học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hoà nhập thế giới xung quanh, trẻ biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Chương trình giáo dục Mĩ thuật ở bậc tiểu học mục đích không phải là đào tạo học sinh trở thành hoạ sỹ, mà với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật cụ thể là với ngôn ngữ Mĩ thuật ( đường nét, hình mảng, bố cục,màu sắc).
Do giáo viên dạy Mĩ thuật ở tiểu học, nhất là giáo viên dạy học sinh lớp 1 càng phải quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ hơn, hướng cho trẻ vẽ đẹp song phải thật tự nhiên, tạo cho trẻ kỹ năng vẽ hình phù hợp với khổ giấy, nét vẽ khoáng đạt, thể hiện được nội dung đề tài định vẽ.
Trong thực tế giảng dạy cho thấy ở độ tuổi học sinh lớp 1, tư duy trừu tượng còn tản mạn, chưa bền vững. Đa số các em gặp hạn chế về khả năng tạo hình, các em vẽ theo lối vẽ tự do, thích gì vẽ đó không phân biệt hình ảnh chính phụ, có khi hình ảnh phụ lớn hơn hình ảnh chính, hoặc các hình ảnh vẽ chồng lên nhau… Là người giáo viên dạy mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình có thể giúp các em, nhất là trẻ em mới vào lớp 1 nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “Phương pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hình tự tin, sắp xếp hình ảnh ( bố cục) thuận mắt trong bài vẽ tranh.”
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên , ngây thơ của trẻ. Giúp trẻ bộc lộ sự phát triển trí tuệ , cảm nhận được vẽ đẹp của thế giới xung quanh một cách tự nhiên , để thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài.
– Giúp trẻ lớp 1 ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật – làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi lên học ở các lớp trên trong bậc tiểu học.
– Cụ thể hơn là giúp trẻ lớp 1 điều chỉnh nét vẽ thật tự nhiên, cách sắp xếp hình vẽ ( bố cục ) trong khuôn khổ giấy vẽ cho phù hợp .
– Tôi đã chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ lớp 1của Trường tiểu học Hưng Lộc càng ngày vẽ càng tự tin hơn, đạt hiệu quả – phù hợp mục tiêu giáo dục của môn mĩ thuật. Giúp trẻ có sân chơi lí thú, bổ ích, phần nào có cái nhìn tổng thể đối với sự vật, hình ảnh quen thuộc xung quanh. Đây cũng là một yếu tố giúp trẻ học các môn khác tốt hơn .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Hưng Lộc I – Hậu Lộc – Thanh Hóa.
– Phần nội dung tập vẽ hình, xắp xếp hình vẽ trong các bài vẽ tranh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
– Phương pháp thực hành luyện tập.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo cho các em hiểu biết ban đầu về Mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao
Theo các nhà tâm lí học, ở lứa tuổi tiểu học, sự tri giác của các em có các đặc điểm sau:
– Tri giác: tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, tri giác là những gì gây ấn tượng mạnh đối với các em hoặc tri giác những gì mình thích.
Tình cảm, có ảnh hưởng đến độ nhanh, độ bền, trong trí nhớ của các em. Các em có thể nhớ rất nhanh, làm những gì mình thích. Mau nhàm chán, uể oải vẽ theo sở thích. Do đó, khi dạy vẽ cho học sinh lớp 1, ta cần nắm bắt đặc điểm tâm lí trên để hướng trẻ vẽ tranh đề tài với cách nhìn của mình. Trong mỗi tiết học vẽ, tạo ra sự hứng thú cho trẻ đối với những đề tài định vẽ; không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng đưa ra đồ dùng trực quan hợp lí, ấn tượng, bám sát chủ đề tranh định vẽ, các tranh vẽ là tranh của thiếu nhi, nhất là của chính học sinh lớp 1 – làm học sinh dễ hiểu. Khi học sinh thoải mái, nhận thức tốt, thì các em sẽ yêu thích, say mê với môn học.
Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường Tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của c¸c bËc phô huynh. Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn…. cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô tuýp đã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao . Đặc biệt là phân môn Vẽ tranh đề tài, các em vẽ tranh còn chưa đẹp, bài vẽ còn cứng nhắc, không phát huy óc sáng tạo của mình.
Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp nhằm nâng cao sự hứng thú, năng lực, khả năng tư duy, óc sáng tạo và phương pháp làm việc khoa học đồng thời hình thành ở các em phẩm chất lao động mới con người phát triển toàn diện với ” Đức – Trí – Thể – Mĩ”
Dạy Mĩ thuật nói riêng hay dạy mĩ thuật ở tiểu học nói chung góp phần mở rộng môi trường mĩ thuật cho xã hội để mọi người đều hướng tới cái đẹp và thưởng thức cái đẹp từ đó giúp cuộc sống của con người phong phú hơn, đẹp hơn.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm “ Giúp học sinh lớp 1 vẽ hình, sắp xếp hình ảnh ( bố cục) thuận mắt trong bài vẽ tranh.” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, xem mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Chúng ta cần hướng cho học sinh hiểu sâu hơn về tranh đề tài:
– Đây là một phân môn của Mĩ thuật trong chương trình dạy học ở bậc Tiểu học
– Học sinh được vẽ những đề tài về cuộc sống xung quanh: Thiên nhiên, sinh hoạt của con người, thế giới động vật…
– Qua cách học vẽ tranh đề tài, giúp trẻ khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô…
– Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc sống qua các bài vẽ của chính bản thân.
– Rèn luyện óc quan sát, tưởng tưởng, kĩ năng cầm bút, giúp trẻ học tốt các môn học khác.
– Khi học xong phần vẽ tranh học sinh lớp 1 cần phải biết: Xây dựng chủ đề, xắp xếp hình ảnh, xác định được hình ảnh chính (hình ảnh phụ), biết cách vẽ màu vào hình vẽ.
2.2.Thực trạng về việc vẽ hình và sắp xếp hình vẽ của học sinh lớp 1
– Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tập trung không cao, các em chưa tự giác cao nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn yếu chưa chú ý đến vai trò của các bước thực hành….các em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, vẽ bố cục hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể không có sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Các hình vẽ thường sắp xếp bằng nhau, màu sắc rực rỡ…
Khi trả lời câu hỏi các em còn lệ thuộc vào sách giáo khoa chưa liên hệ với thực tiễn, không sáng tạo.
Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài chưa tập trung, chán nản, tiết học đạt hiệu quả không cao nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu là khó, không biết vẽ).
-Về phía giáo viên: Phân môn vẽ tranh đề tài nhiều giáo viên còn kêu là khó (vì nó trừu tượng).
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy được một số tiết vẽ tranh đề tài chưa thành công được do nhiều nguyên nhân:
Giáo viên phần lớn chưa quan tâm đến sự chuẩn bị kỹ càng cho bài dạy trước khi lên lớp (nhất là khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học dặn học sinh chuẩn bị
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]