SKKN Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Cầu Lông
- Mã tài liệu: MP0120 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 489 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn Cầu Lông”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm học sinh vùng miền
2.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch huấn luyện
2.1.3. Giải pháp 3: Lựa chọn nhân tố và hình thành đội tuyển
2.1.4. Giải pháp 4: Lựa chọn vận động viên phù hợp với các nội dung thi đấu
2.1.5. Giải pháp 5: Xây dựng hệ thống các bài tập phù hợp với trình độ của học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Căn cứ vào Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục TDTT lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 Về chương trình phát triển thể thao, chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham gia Đại Hội TDTT các cấp.
Căn cứ công văn 3520/BGDĐT-GDTC về việc tiếp tục triển khai tổ chức HKPĐ cấp tỉnh/thành phố nhằm “nâng cao chất lượng giáo dục thế chất và thể thao trường học ngành giáo dục”; Đồng thời thực hiện theo quan điểm của Hồ Chí Minh về thành tích cao trong thể thao.
Đất nước ngày càng phát triển kéo theo phong trào tập luyện TDTT phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh – sinh viên. Là một nước xã hội chủ nghĩa đang chuyển mình toàn diện về mọi mặt để phù hợp, thích ứng với xu thế phát triển của nhân loại. Vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển thể chất cho mọi người, đặc biệt là học sinh – sinh viên. Các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước luôn đánh giá “Công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là một mặt quan trọng không thể thiếu được trong giáo dục và đào tạo”.
Như chúng ta đã biết Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India, do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Dần dần được phát triển phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay cầu lông đã phát triển thành môn thể thao được nhiều tầng lớp nhân dân ưa chuộng, nhất là học sinh, sinh viên chính vì cầu lông được Bộ giáo Dục Đào Tạo đã đưa nội dung cầu lông vào chương trình học chính khóa trong các trường THPT, THCS trên toàn quốc. Ngoài ra bộ môn cầu lông đã được đưa vào môn thi đấu chính thức trong chương trình Hội khỏe phù đổng các cấp, đã tạo cho học sinh động lực tập luyện và các em có cơ hội giao lưu thi đấu cọ xát, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tuyển chọn được những học sinh có thành tích cao vào đội tuyển thi đấu cho tỉnh nhà.
Song song với phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích được phát triển sớm và mạnh mẽ ở trường THPT Diễn Châu 2 chúng tôi. Đó cũng là quy luật tất yếu của sự phát triển; là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh vùng bắc Diễn Châu. Trong các kỳ HKPĐ nhiều năm gần đây, trường có rất nhiều học sinh giỏi tỉnh ở các nội dung của môn GDTC tại các kì hội khỏe, trong đó có nội dung cầu lông …
Với 17 năm công tác và những năm được nhà trường giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển cầu lông cùng các đồng nghiệp, chúng tôi đã có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện và giảng dạy, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp:“Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn
Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2”
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Mục đích
Phương pháp góp phần quan trọng trong công tác giảng dạy cũng như huấn luyện cho đội tuyển cầu lông trường THPT Diễn Châu 2, góp phần nâng cao trình độ vận động viên cầu lông, nhằm góp phần đưa thành tích thể thao huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An đạt thành tích cao tại các kỳ thi HKPĐ các cấp. 2.2. Đối tượng
Học sinh THPT và học sinh đặc biệt có năng khiếu về cầu lông
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, điều tra nội dung cầu lông các trường THPT lân cận và thực trạng môn cầu lông ở học sinh trong trường THPT Diễn Châu 2.
Trên cơ sở đó áp dụng cho giáo viên THPT, đặc biệt là HLV cầu lông, các bộ môn thể thao khác cũng có thể áp dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn dẫn đến việc cần thực hiện, rút kinh nghiệm từ tuyển chọn vận động viên, huấn luyện áp dụng vào thực tiễn.
+ Phương Pháp điều tra. Kiểm tra mức độ yêu thích môn cầu lông, kết quả phát triển sau quá trình huấn luyện.
+ Phương Pháp đọc tài liệu và thu thập tài liệu về Cầu lông.
+ Phương Pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp thuộc bộ môn GDTC, từ các HLV cấp sở.
4. Giới hạn đề tài.
Huấn luyện là 1 quá trình, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp giúp đội ngũ giáo viên thể dục THPT áp dụng vào giảng dạy và huấn luyện nội dung cầu lông.
5. Tổng quan về sáng kiến.
Thời gian từ: 12/2017- 04/2022
6. Tính mới và dự kiến đóng góp của đề tài
6.1.Tính mới:
- Đề tài đề xuất được các biện pháp quản lí, sử dụng thiết bị dạy học trực tuyến mà các đề xuất trước chưa đề cập.
- Phương pháp huấn luyện nhằm nâng cao thành tích thi đấu HKPĐ môn
Cầu Lông tại trường THPT Diễn Châu 2 là giải pháp hoàn toàn mới đem lại hiệu quả cao.
6.2. Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Áp dụng cho mọi giáo viên cấp THPT, đặc biệt là HLV cầu lông, các bộ môn khác cũng có thể vận dụng một số bài tập và giải pháp ở đề tài này.
- Góp phần phát huy năng lực, tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em học sinh niềm yêu thích môn cầu lông.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]