SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học – Vật lí 9 đạt hiệu quả cao
- Mã tài liệu: BM9303 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 697 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS DL Á Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS DL Á Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học – Vật lí 9 đạt hiệu quả cao” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Tôi thường tiến hành theo các bước sau:
+ Chuẩn bị
– Giáo viên cần đặt vấn đề vào bài, gợi ý để học sinh phát hiện được nội dung kiến thức cần nghiên cứư, từ đó tiếp tục gợi ý đê học sinh nêu rõ mục đích của thí nghiệm là gì.
– Giáo viên có thể dùng phương pháp đàm thoại kết hợp vẽ hình để học sinh lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
– Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và các thao tác mẫu.
+ Tiến hành thí nghiệm
– Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành thí nghiệm. Các nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi chung và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn, nếu cần thì giáo viên yêu cầu cả lớp ngừng thí nghiệm để hướng dẫn, bổ sung. Cần tránh trường hợp một số em chuyên làm thí nghiệm, một số em chuyên ghi chép.
+ Xử lí kết quả thí nghiệm
– Với thí nghiệm thực hành khảo sát: Cả nhóm cùng dựa vào kết quả thí nghiệm để thảo luận tìm ra kiến thức mới. Với thí nghiệm thực hành kiểm nghiệm, nhóm (hoặc cá nhân) làm báo cáo kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm ghi rõ nhận xét và so sánh kết quả thí nghiệm với lí thuyết đã học.
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài.
Vât lí là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội, môn vât lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nói chung, của trường THCS nói riêng. Nội dung kiến thức của môn học này luôn luôn gắn liền với sự vật và hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc khám phá và tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào các thí nghiệm bởi đặc điểm của khoa học vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.
Chương trình Vật lí 9 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lí THCS, có một vị trí đặc biệt quan trọng, vì lớp 9 là lớp kết thúc cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lí cấp THCS. Trên cơ sở các kiến thức, kĩ năng, ý thức và thái độ học tập mà học sinh đã đạt được qua các lớp 6,7,8, chương trình vật lí 9 tạo điều kiện phát triển các năng lực của học sinh lên một mức cao hơn và đặt ra những yêu cầu cao hơn. Đó là những yêu cầu về khả năng phân tích, tổng hợp các thông tin và dữ liệu thu thập được, khả năng tư duy trừu tượng, khái quát trong xử lí thông tin để hình thành khái niệm, rút ra các quy tắc, quy luật và định luật của Vật lí, nhằm giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn khác nhau.
Với cương vị là một giáo viên dạy môn Vật lí cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiêm là vấn đề cần thiết trong việc học nhóm của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn coi trọng việc làm thí nghiệm, không những nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn làm cho việc học của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Với những lí do trên bản thân tôi chọn đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số thí nghiệm biểu diễn ở chương I Điện Học – Vật lí 9 đạt hiệu quả cao ”
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích cơ bản của đề tài là: Làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành đúng thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố vững kiến thức, học sinh yêu thích học môn Vật lí từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Đồng thời có thể giúp các giáo viên dạy Vật lí nghiên cứu kĩ hơn các loại thí nghiệm, các bước tiến hành làm thí nghiệm và các phương pháp dạy thí nghiệm để từ đó tìm ra các cách thức áp dụng cho từng bài dạy cụ thể.
Chỉ ra những điểm cần lưu ý cho mỗi thí nghiêm để đảm bảo thực hiện thành công các thí nghiệm .
Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm biểu diễn, và những điểm cần lưu ý khi làm các thí nghiệm để thí nghiệm thàng công . Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 9 trường THCS Công liêm năm học ………..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí nghiệm Vật lí.
-Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Vật lí, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Vật lí.
- Phương pháp điều tra sư phạm
– Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
– Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Vật lí của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.
Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
– Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học , phát huy được khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi .
– Thí nghiệm vật lí giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của con người.
– Thí nghiệm vật lí còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người.
– Thí nghiệm vật lí có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thí nghiệm Vật lí có vai trò rất quan trong trong việc hình thành kiến thức mới , là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo về làm thí nghiệm Vật lí của học sinh, kích thích hứng thú học tập môn Vật lí, qua đó bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của học sinh, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
Thí nghiệm Vật lí là phương tiện đơn giản hóa và trực quan trong dạy học, giúp học sinh nhanh chóng thu thập những thông tin chân thật về các hiện tượng, quá trình Vật lí . Do đó, quá trình dạy học Vật lí với các thí nghiệm, mô hình trực quan là cần thiết không thể thiếu được.
Với những tiết học có thí nghiệm cho thấy, chỉ có phần nhỏ học sinh sinh lớp 9 đã biết cách hoạt động trong thí nghiệm, cụ thể qua các thí nghiệm , trong đó có thí nghiệm biểu diễn của giáo viên, đa số học sinh chưa thực hiện tốt các yêu cầu như: Các bước tiến hành thí nghiệm, khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, khả năng tư duy trừu tượng, rút ra quy tắc, dự đoán hiện tượng thí nghiệm.
Đó là điều khó khăn không nhỏ của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Vậy làm sao cho tất cả học sinh thực hiện tốt các yêu cầu của giáo viên trong một tiết học có thí nghiệm.
- Các giải pháp giải quyết vấn đề.
* Yêu cầu khi thực hiện các thí nghiệm
- Đối với thí nghiệm biểu diễn.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn, bản thân tôi luôn có gắng thực hiện tốt các nội dung sau:
- Thí nghiệm phải đảm bảo thành công:
Nếu thí nghiệm thất bại học sinh sẽ mất tin tưởng vào bài học và ảnh hưởng xấu đến uy tín của giáo viên. Muốn làm tốt được điều này, giáo viên phải:
– Am hiểu bản chất của các hiện tượng vật lí xảy ra trong thí nghiệm.
– Nắm vững cấu tạo, tính năng, đặc điểm của từng dụng cụ thí nghiệm cùng với những trục trặc có thể xảy ra để biết cách kịp thời khi phải sửa chữa. Muốn vậy, giáo viên phải làm trước nhiều lần trong khi chuẩn bị bài.
- Thí nghiệm phải ngắn gọn một cách hợp lí.
Nếu thí nghiệm kéo dài sẽ khó tập trung sự chú ý của học sinh và dễ cháy giáo án. Muốn vậy giáo viên phải hạn chế tối đa thời gian lắp ráp thí nghiệm, phải làm trước khi lên lớp. Thí nghiệm đảm bảo thành công ngay không phải làm lại. Nếu thí nghiệm kéo dài có thể chia ra nhiều bước, mỗi bước coi như một thí nghiệm nhỏ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]