SKKN Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh Khối 4 ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn
- Mã tài liệu: BM4082 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 482 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh Khối 4 ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Phương pháp tổ chức rèn kỹ năng nghe Tiếng Anh cho học sinh
* Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh
* Rèn luyện cách phát âm cho học sinh
* Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu
Các loại giải pháp luyện tập được sử dụng cho việc phát triển kỹ năng nghe
Giải pháp 1: Một số kĩ thuật Dạy nghe trong sách giáo khoa Tiếng Anh
Giải pháp 2: Khắc phục khó khăn khi nghe
Giải pháp 3: Tổ chức trò chơi luyện nghe
Giải pháp 4: Phát triển kỹ năng nghe cho học sinh kết hợp với kỹ năng nói
Giải pháp 5: Sử dụng âm nhạc trong dạy nghe
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đất nước ta ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin.
Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này.
Tuy nhiên thực tế giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn trong việc rèn luyện các kĩ năng tiếng Anh cho học sinh đặc biệt là rèn kỹ năng nghe. Ở trường tôi, việc học tiếng Anh không phải mới lạ nhưng chất lượng học tập của các em chưa cao bởi do trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghe. Phần lớn là các em chưa biết cách học, học sinh thường thấy luyện nghe là khó nhất. Trong các bài nghe thường là có rất nhiều từ các em đã học nhưng các em vẫn không nghe rõ. Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng, các mẫu câu đã học để nghe hiệu quả?
Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh lớp trường tiểu học Lê Quý Đôn các em mới bước đầu làm quen với chương trình tiếng Anh nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói. Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Do vậy trong quá trình dạy học tôi tìm kiếm một số phương pháp dạy học tích cực, đơn giản, dể hiểu thiết thực, lôi cuốn, sinh động đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và tích lũy kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp tôi đã vận dụng một số phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh khối 4 ở trường tiểu học Lê Quý Đôn nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục tiêu
Rèn luyện kĩ năng nghe tiếng Anh cho học sinh tiểu học là vấn đề đã được nhiều người nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc dạy học tiếng Anh ở tiểu học. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu áp dụng kỹ thuật dạy học tiếng Anh sâu hơn thông qua bài hát và xem phim trên mạng Internet nhằm bổ trợ cho việc rèn kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
Các bước dạy hoạt động nghe khác nhau, phân loại hình luyện tập nghe đa dạng từ sách Tiếng Anh đang được sử dụng ở trường tiểu học thành các nhóm bài tập có cùng mục đích, bao gồm các nhóm khác nhau nhằm giúp giáo viên dễ quan sát, theo dõi, kiểm tra, trao đổi quá trình học tập, rèn luyện của học sinh bằng cách đưa ra lời động viên kịp thời tạo sự nhẹ nhàng trong quá trình học tập. Thông qua đó giúp giáo viên điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của các em để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra những nhận định đúng những ưu điểm nỗi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và tiến bộ.
Tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trên những chủ đề và tình huống hay.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đề ra các phương pháp để giúp học sinh trong trường có thể dùng các kiến thức đã học để giao tiếp tốt với thầy cô, bạn bè cũng như những người nói Tiếng anh. Hiện nay sử dụng tiếng Anh giao tiếp là hết sức quan trọng và cần thiết. Cũng như đứa trẻ khi biết đọc biết viết thì phải nói trước tiên.“Nghe” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất.
Học sinh tiểu học ở trong trường còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh, tổ chức luyện nghe tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên.
Kỹ năng nghe giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học. Thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ: Ôn cũ – luyện mới. Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới.
“Học thầy không tày học bạn”, trong khi luyện nghe học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói lên bài nghe mà mình đã nghe được theo phản xạ nghe của mình mà không ngại thầy cô giáo.
Thông qua những bài luyện nghe, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học còn hạn chế về kỹ năng nghe. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, giờ học sẽ trở nên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhiệm vụ
Sáng kiến kinh nghiệm này có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về các “Phương pháp rèn kỹ năng nghe cho học sinh khối 4 trường tiểu học Lê Quý Đôn”.
- Đối tượng nghiên cứu
Tôi tập trung nghiên cứu đối tượng là các em học sinh đang học tiếng anh khối 4 ở trường tiểu học Lê Quý Đôn năm học ……….
Tôi tham khảo tài liệu từ Sách giáo khoa lớp 3, 4, 5; Sách giáo viên lớp 3, 4, 5; sách English Grammar for Primary SchoolChildren và English Grammar Tests for Primary SchoolChildren.
- Giới hạn của đề tài
Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng ……….
Nội dung: tổng hợp các cách tôi thường dùng để giúp học sinh có thể nghe tốt, thực hành giao tiếp trong các tiết học hằng ngày.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan, quan sát. Giáo viên sử dụng tài liệu sách giáo khoa, tranh, ảnh, con rối, đĩa CD, đài, máy chiếu, máy tính,…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]