SKKN Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT
- Mã tài liệu: MP0147 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 559 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tuyển chọn đội tuyển
2. Kế hoạch và tổ chức huấn luyện
2.1. Huấn luyện thể lực
2.2. Huấn luyện kĩ thuật
2.2.1. Các kĩ thuật được lựa chọn để huấn luyện
2.2.2. Các bài tập tăng cường kĩ thuật2.2.3. Bài tập dành riêng cho thủ môn
2.3. Huấn luyện chiến thuật
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I – BỐI CẢNH CHUNG
Trong nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng. Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”.
Bộ môn Thể dục thể thao (TDTT) có một vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục bậc THPT nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức – Trí – Thể – Mĩ – Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng.
Chương trình giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể thao tự chọn có tác dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh. Chơi bóng đá là một hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ. Bóng đá còn rất hữu ích đối với tâm lí, sức khỏe, đời sống của con người. Có tác dụng bồi dưỡng tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Sân bóng là một “vũ đài”, cái cần là dũng khí không sợ gian nan, hiểm nguy, có ý chí và lòng tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thế yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì càng phải thi đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết tâm dành chiến thắng. Tinh thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh. Không những vậy, chơi bóng đá còn giúp học sinh rèn tính kỉ luật, sự đoàn kết tinh thần tập thể.
II – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bóng đá là môn thể thao “vua” được đông đảo quần chúng mến mộ và tập luyện. Trong đó, đối tượng học sinh tham gia rất đông. Thời gian gần đây phong trào tập luyện bóng đá trong trường học không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Bóng đá cũng là môn chính thống mà tại các “Đại hội Điền kinh – Thể thao” cấp tỉnh, “Hội khỏe Phù Đổng” cấp tỉnh hằng năm đều tổ chức thi đấu, trong đó có bóng đá nữ THPT. Đội tuyển Bóng đá nữ của trường trong những năm học vừa qua đều tham gia thi đấu bóng đá tại “Đại hội Điền kinh – Thể thao” cấp tỉnh, “Hội khỏe Phù Đổng” cấp tỉnh. Với những kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quá trình huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ của trường và những thành tích đội tuyển đá nữ của trường đã đạt được, tôi đã cụ thể hóa bằng đề tài “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT”.
III – MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu nhằm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT đạt thành tích cao trong tham gia thi đấu “Hội khỏe Phù đổng” cấp tỉnh và “Đại hội Điền kinh – Thể thao” cấp tỉnh. Tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho đội bóng của nhà trường ngày càng phát triển.
IV – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc học tập, tập luyện và thi đấu bóng đá của nữ sinh trường THPT.
– Các biện pháp thực hiện để tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển nữ THPT.
– Kiểm nghiệm tính hiệu quả của đề tài: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT.
V – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nữ THPT”.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 10 em nữ sinh trong đội tuyển bóng đá nữ của trường, năm học 2017 – 2018 nơi tôi đang công tác. Thông qua đề tài này, tôi muốn truyền đạt cho các em sự hiểu biết về kiến thức bóng đá, cúng như kỹ – chiến thuật thi đấu bóng đá 5 người.
VI – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm mục đích xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu và tìm tư liệu để phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Thông qua môn học và hoạt động thi đấu bóng đá.
- Phương pháp thực nghiệm
Kiểm tra năng lực của các em thông qua huấn luyện.
- Phương pháp tổ chức thi đấu
Huấn luyện, đấu tập và thi đấu giao hữu.
V – NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tuy tốn cống sức, thời gian dài cho việc tuyển chọn đội tuyển; nhưng rất dễ thực hiện. Nếu đề tài được áp dụng rộng rãi cho nữ THPT thì nâng cao chất lượng các trận đấu tại “Hội khỏe Phù đổng” cấp tỉnh và “Đại hội Điền kinh – Thể thao cấp tỉnh. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới áp dụng cho đội tuyển nữ THPT chưa áp dụng cho đội tuyển nam THPT.
VI – BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 phần: Phần I “Mở đầu” (gồm: Bối cảnh chung, lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài); phần II “Nội dung” (gồm: cơ sở lý luận, thực trạng, các biện pháp thực hiện, hiệu quả đạt được); Phần III “Kết luận” (gồm: Bài học kinh nghiệm, kiến nghị và đề xuất).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]