SKKN Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9024 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1558 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1:các bước tổ chức cho học sinh phân tích bảng số liệu thống kê trong sách giáo khoa Địa lí 9
Giải pháp 2: Tổ chức giảng dạy về phân tích bảng số liệu thống kê Địa lí lớp 9
Giải pháp 3: Những điểm cần lưu ý khi rèn kĩ năng sử dụng bảng số liệu thống kê địa lí cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông cơ sở, Địa lí là môn học không thể thiếu được. Nhiệm vụ của môn Địa lí là cung cấp những kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản thuộc khoa học Địa lý và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Nội dung trong sách giáo khoa Địa lý, các kiến thức được trình bày thông qua hệ thống các kênh chữ và các kênh hình. Muốn học tốt môn Địa lí, thì ngoài việc nắm chắc các kiến thức thông qua hệ thống kênh chữ, học sinh còn phải biết khai thác kiến thức thông qua hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, biểu đồ, bảng số liệu… Như vậy, cùng với các loại bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, …thì bảng số liệu cũng đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, không thể thiếu được trong nghiên cứu và học tập môn Địa lí. Bảng số liệu là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh mối quan hệ tương giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện. Bảng số liệu là những con số cụ thể, con số “ biết nói” dẫn chứng, chứng minh về vấn đề tự nhiên, dân số đặc biệt là kinh tế- xã hội của một khu vực hay một quốc gia, một vùng nào đó…. phát triển hay không phát triển, làm phong phú nội dung môn học. Những số liệu dùng để đánh giá tình hình phát triển hay chưa phát triển của một địa phương mà trong xã hội nào cũng cần đến nó, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy rèn kĩ năng nhận xét phân tích bảng số liệu thống kê là một yêu cầu rất cần thiết trong việc dạy – học môn Địa lí.
Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét là một dạng bài tương đối khó, khiến cho nhiều học sinh phải lúng túng trong quá trình làm bài, không biết phải bắt đầu từ đâu, xử lý số liệu ra sao, phân tích số liệu nào trước, số liệu nào sau,….Chính vì vậy mà trong quá trình dạy học giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm vững về kĩ năng này.
Qua thực tế giảng dạy và chấm bài học kì theo phân phối chương trình, cũng như các bài thi học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng đa số các em học sinh ở trường THCS Đông Tiến còn yếu về kĩ năng nhận xét bảng số liệu thống kê, đặc biệt là học sinh khối 9 khi học về địa lí kinh tế – xã hội, học sinh phải làm việc nhiều với bảng số liệu, nhưng kĩ năng chưa có nên kết quả trong học tập không cao, thường bị mất điểm trong các bài tập nhận xét, phân tích bảng số liệu để giải thích kiến thức hoặc vẽ biểu đồ. Nguyên nhân là do các em còn xem nhẹ bộ môn, xem đây là môn học thuộc chỉ học lí thuyết là đủ, sẽ đạt điểm cao. Đây là quan niệm sai lầm của các em. Trong môn học Địa lí ngoài kiến thức lí thuyết, còn có 30-35 % phần bài tập trong đó đa số thuộc về phần xử lí số liệu, tính toán nhận xét và vẽ biểu đồ…Vì vậy các em cần phải có kĩ năng để xử lí số liệu bảng thống kê. Kĩ năng phân tích số liệu thống kê cho phép đánh giá được mức độ am hiểu, vận dụng kiến thức của người học vào các trường hợp cụ thể, đánh giá được kĩ năng chọn lọc, xác định kiến thức địa lí. Để học sinh có thể nhận xét đúng và đủ ý theo yêu cầu của đề bài, khi dạy giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khi phân tích bảng số liệu một cách kĩ lưỡng và khoa học, tránh tình trạng dạy chung chung hoặc khi gặp bảng số liệu hỏi qua lo hoặc bỏ qua, dẫn đến các em không hiểu bài, ngại học, cho là bộ môn học thuộc không cần thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định đi tìm giải pháp cho các em trong việc: “Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Đông Tiến” Để giúp các em thành thạo về kĩ năng và tạo sự hứng thú trong môn học, ngoài ra còn giúp các em biết vận dụng vào cuộc sống đọc và phân tích bảng số liệu trong thời kì kinh tế thị trường hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm dạy phân tích bảng số liệu thống kê nhằm mục đích giúp giáo viên có cách hướng dẫn học sinh sử dụng số liệu thống kê trong học tập Địa lí 9. Tìm ra các bước tiến hành giảng dạy số liệu thống kê, để học sinh học xử lí sử dụng các số liệu thống kê một cách thành thạo trong học tập Địa lí, gây hứng thú cho học sinh. Qua đó, giúp các em mở rộng vốn sống rèn luyện tư duy, có cái nhìn đúng đắn về bộ môn, từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Đông Tiến nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tham khảo các tài liệu chuyên ngành, qua các đợt tập huấn để hướng dẫn cho các em trong quá trình khai thác xử lí bảng số liệu.
– Phương pháp quan sát thực tiễn: Dự giờ để tìm hiểu kinh nghiệm khai thác xử lí số liệu trong bảng thống kê của giáo viên và kết quả của giờ học.
– Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu khả năng tiếp cận của học sinh sau quá trình học tập, nghiên cứu giáo án của giáo viên.
– Phương pháp so sánh: So sánh các phương pháp rèn kĩ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu mới với các phương pháp giảng cũ để thấy được hiệu quả của phương pháp mới.
– Phương pháp chứng minh: Chứng minh bằng số liệu đối chứng cụ thể.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm:
Bảng số liệu thống kê [1]: là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các số liệu với nhau theo một chủ đề nhất định. Các số liệu ở bảng được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang theo các tiêu chí và có mối quan hệ với nhau tạo điều kiện cho việc so sánh tương quan giữa chúng theo các mặt cần thiết của bảng thể hiện.
2.1.2 Kết cấu của bảng thống kê:
+ Về hình thức
– Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con số.
– Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số thứ tự.
– Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
– Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
– Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
* Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
– Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác, phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]