SKKN Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS
- Mã tài liệu: BM9027 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 603 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Kim |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ của Atlat để rút ra đặc điểm của các yếu tố tự nhiên, xã hội
3.2. Phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta
3.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng hình ảnh trong Atlat để khắc sâu kiến thức của bài học
Mô tả sản phẩm
Tên đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn”.
- ĐẶT VẤN ĐỀ
– Trong thời đại ngày nay, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật và công nghệ là đặc điểm nổi bật, là sự thiết yếu của phát triển bền vững. Xu hướng đó đã đặt ra những yêu cầu cho ngành giáo dục và đào tạo là xây dựng con người mới năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của giáo viên nói chung, giáo viên địa lí nói riêng ở trường trung học cơ sở phải cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học địa lí bằng cách sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới, khai thác triệt để các phương tiện trực quan để nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
– Đối với môn học Địa lí, việc sử dụng Atlat là đặc trưng của bộ môn Địa lí. Vì tất cả các tri thức địa lí cơ bản đều được thể hiện trong các phương tiện dạy học này.
– Atlat là công cụ rất quan trọng trong dạy và học môn Địa lí của giáo viên và học sinh. Atlat được xem như cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp cho người học đào sâu những tri thức địa lí, đồng thời giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy môn địa lí.
– Một trong những vai trò quan trọng của giáo viên địa lí phổ thông hiện nay là hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để khai thác thông tin, tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng về bản đồ, biểu đồ, các kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp để lĩnh hội một cách chuẩn xác và phát huy được tính tích cực trong học địa lí.
– Trong thực tế hiện nay, ở trường trung học cơ sở, việc sử dụng Atlat trong dạy học địa lí còn nhiều hạn chế. Phần lớn, giáo viên chưa nhận thức một cách đầy đủ, chưa khai thác sử dụng nguồn tri thức trong Atlat.
– Về phía học sinh chưa quan tâm đến Atlat, rất ít khi sử dụng nên trang bị Atlat chưa đầy đủ. Mặt khác, học sinh vẫn còn yếu về kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, tồn tại một cách học thuộc lòng, thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa có năng lực độc lập tư duy sáng tạo. Từ đó, việc học tập địa lí có kết quả chưa cao. Điều này được thể hiện qua thi cử, kiểm tra, đánh giá và năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
– Từ thực tế trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận
– Ở nước ta, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước. Thân Nhân Trung đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên, nguyên khí suy thế nước xuống”.
– Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức xã hội chủ nghĩa, có trình độ, có văn hóa, có hiểu biết về kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
– Trước yêu cầu thực tiễn và đặc trưng của môn học là ngoài kiến thức lí thuyết về tự nhiên, dân cư, kinh tế – xã hội, các ngành kinh tế, các phân vùng lãnh thổ nên việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là hết sức cần thiết vì nó sẽ theo các em học sinh đến chương trình học địa lí cấp trung học phổ thông. Đối với học sinh, thì bên cạnh học tốt các kiến thức cần thiết về các ngành kinh tế, dân cư và đặc điểm tự nhiên – kinh tế của các vùng trên lãnh thổ nước ta thì yêu cầu các em phải sử dụng Atlat nhằm mục đích củng cố kiến thức và phân tích các biểu đồ để hiểu sâu hơn các kiến thức đã học. Đối với người giáo viên, ngoài việc truyền đạt kiến thức cho học sinh thì việc nâng cao kĩ năng thực hành, đặc biệt là giúp các em có thể sử dụng Atlat trong chương trình địa lí lớp 9 là hết sức quan trọng. Quán triệt tinh thần và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là “Học đi đôi với hành” bản thân tôi đã tập trung rèn luyện kĩ năng thực hành, giúp các em có thể vẽ được các dạng biểu đồ, từng bước giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức sau khi đã hoàn thành biểu đồ bằng việc phân tích.
- Thực trạng của vấn đề:
- Ưu điểm:
– Việc dạy và học địa lí không thể tách rời bản đồ nói chung và Atlat nói riêng. Đó là cuốn sách giáo khoa thứ hai, khai thác Atlat không chỉ hiểu được kiến thức mà còn là hình ảnh trực quan giúp giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập địa lí rất hiệu quả. Trong các kì thi học sinh giỏi đều được sử dụng Atlat để làm bài và khai thác kiến thức trong đó. Bản thân tôi hi vọng với sáng kiến của mình sẽ giúp cho việc giảng dạy địa lí ngày càng hiệu quả hơn.
– Atlat Địa lí Việt Nam là một tài liệu học tập hữu ích không chỉ đối với học sinh mà còn cả với giáo viên THCS. Nội dung của Atlat Địa lí Việt Nam được thành lập dựa trên chương trình Địa lí Việt Nam ở trường THCS.
- Hạn chế:
Trong quá trình học tập và giảng dạy địa lí, làm thế nào để học sinh tiếp thu được bài học, nắm vững kiến thức một cách khoa học và có hệ thống, thì không hẳn ai cũng thực hiện được, nhất là khi phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chương trình học của học sinh còn dày đặc, dẫn đến tình trạng học sinh nắm kiến thức một cách mơ hồ, không có hệ thống. Nên việc hướng dẫn và giúp học sinh có kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat là một yêu cầu tất yếu của cả người dạy và người học.
* Nguyên nhân hạn chế: Phần lớn các em học địa lí nhưng còn chủ quan và học một cách thụ động, việc không nắm bắt được kiến thức trong quá trình học tập hoặc học dưới dạng học vẹt. Nên về cơ bản các em không nắm được kiến thức một cách khoa học và vững vàng. Vì vậy, việc hướng dẫn học sinh có kĩ năng sử dụng Atlat trong học tập địa lí là một yêu cầu tất yếu hiện nay.
* Kết quả sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của học sinh trường THCS Chiêm Thành Tấn khi thực hiện đề tài:
Thời điểm kiểm tra | Tổng số HS
khối lớp 9 |
HS sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam | HS không sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam |
||
SL | Tỉ lệ
(%) |
SL | Tỉ lệ
(%) |
||
Tháng 9 năm 2019 | 58 | 45 | 77,6 | 13 | 22,4 |
Tháng 3 năm 2020 | 58 | 50 | 86,2 | 8 | 13,8 |
- Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến:
2.3.1. Ưu điểm:
Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kĩ năng sử dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện giảng dạy, học tập rất cần thiết và hữu ích đối với môn Địa lí ở trường THCS. Cùng với sách giáo khoa, quyển Atlat là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp; là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng cũng như hỗ trợ rất đắc lực cho các kì thi môn địa lí, chính kiến thức đó giúp các em học sinh lấy được 50% số điểm trong bài thi.
Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8; lớp 9 và cả ở THPT. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat cũng không giống nhau.
Trong chương trình Địa lí lớp 8 và 9, có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy, khi giảng dạy Địa lí lớp 8 và 9, ta nên tích cực rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat để các em b
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]