SKKN Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học Toán 3 cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM3111 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 738 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học Toán 3 cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính
Giải pháp 2: Giáo dục học sinh bằng hoạt động tự giác, tích cực.
Giải pháp 3: Dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành.
Giải pháp 4: Giáo viên xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.
Giải pháp 5: Sử dụng phối hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung [2].
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo [2].
Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về CNTT như: Một số bộ phận của máy tính, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,…
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.
+ Bước đầu hình thành năng lực và tổ chức xử lí thông tin.
Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn có khá nhiều em gặp nhiều khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là đầu năm học sinh khối lớp 3 Trường TH Nga Văn, nhiều em chưa biết về máy tính, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào, và làm thế nào để thao tác được với máy tính. Xác định được điều đó bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để hướng dẫn các em học sinh học tập tốt hơn và thực hành có hiệu quả hơn thông qua sáng kiến: “Rèn kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím kết hợp phần mềm cùng học toán 3 cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nga Văn”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp dạy môn Tin học ở Tiểu học:
– Dạy học lấy người học làm trung tâm hay hoạt động hóa người học, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh.
– Giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ, kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động.
– Đòi hỏi cao ở kỹ năng thực hành của học sinh, hình thành các thao tác nhanh chóng, chính xác khi sử dụng chuột và bàn phím.
– Giúp học sinh có cơ hội trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình và biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp.
– Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Học sinh khối 3 Trường Tiểu học Nga Văn.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Thường xuyên sưu tầm tra cứu tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập của lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo dõi trong những giờ thực hành của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm:
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban đầu có tiến bộ không, có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác giả không.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác như: Tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành chính xác,..
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại ứng dụng CNTT vào dạy và học [2].
+ Thông tư số 14/2002/TT – PGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông [2].
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường[2].
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hóa.
Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu giảng dạy môn tin học.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Thực trạng:
Vể phía giáo viên:
Môn tin học mới là môn tự chọn trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình đang bước đầu có sự thống nhất được hoàn chỉnh. Hiện nay môn học này mới chỉ đưa vào thí điểm ở một số trường tiểu học trong Huyện.
Bản thân tôi đã được đào tạo kiến thức tin học, nhưng chưa được thường xuyên tham gia nhiều những buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp còn hạn chế.
Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học của học sinh như số lượng máy tính còn hạn chế dẫn đến một máy 2 em ngồi thực hành. Vì vậy việc hướng dẫn và quản lí các em học sinh rất khó khăn.
Về phía học sinh:
Các em là học sinh nhỏ nên khả năng nhận thức của môn học chưa cao. Đa số các em đều là con gia đình nông dân nên điều kiện mua máy vi tính cho con học còn gặp nhiều khó khăn, các em không có máy tính để thực hành ở nhà. Các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc thực hành kỹ năng và thao tác sử dụng máy còn mang tính chậm chạp. Quan trọng hơn thế nữa là đối với các em học sinh khối lớp 3, các em mới bắt đầu được làm quen cũng giống như người bạn mới nên đang có sự lúng túng khi làm quen với máy tính. Chính vì điều đó nên tôi nghĩ rằng đối với các em học sinh khối 3 phải gây sự đam mê và hứng thú ngay từ ban đầu để các em có ý thức tự giác thích học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]