SKKN Rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy Toán điển hình
- Mã tài liệu: BM4170 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1258 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy Toán điển hình” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Chuẩn bị cho giờ dạy giải dạng toán điển hình.
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm vững lí thuyết cơ bản và thường xuyên củng cố các kiến thức đã học.
Biện pháp 3: Giúp học sinh nhận biết các dạng toán và định hướng phương pháp giải.
Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học.
Biện pháp 5: Giúp học sinh biết tự đặt ra các đề toán mới theo yêu cầu của đề bài.
Biện pháp 6: Phối hợp “Nhà trường – Gia đình” đôn đốc các em có kế hoạch tự học tập ở nhà.
Biện pháp 7: Sử dụng tối đa các thiết bị đồ dùng dạy học vào giảng dạy.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng phát triển giáo dục. Trong Nghị quyết về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” có khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo…”. Như vậy mục tiêu của giáo dục trong nhà trường không chỉ nhằm trang bị kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho các em cách suy nghĩ, cách tư duy để các em có thể tìm được cách giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Phát triển năng lực tư duy cho học sinh là quan trọng và cần thiết.
Môn Toán ở Tiểu học gồm năm mạch kiến thức, trong đó “Toán điển hình” là nội dung đóng vai trò rất quan trọng xuyên suốt các mạch kiến thức của chương trình Toán tiểu học. Các dạng “Toán điển hình” nằm chủ yếu trong chương trình Toán 4, nội dung kiến thức Toán lớp 4 là nền tảng cho dạy học toán lớp 5 và ở các cấp học trên. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy “Toán điển hình” sẽ giúp tư duy của học sinh bước đầu đi sâu vào bản chất của sự vật chứ không dừng ở tư duy trực quan như ở các lớp 1, 2, 3.
Với các lí do nêu trên tôi chọn “Rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy Toán điển hình” làm nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy “Toán điển hình”.
Giúp học sinh có được kỹ năng, kỹ xảo trong giải các dạng“Toán điển hình”ở lớp 4 và ở các lớp học trên, từ đó phát triển năng lực và thao tác tư duy toán học. Đồng thời rèn luyện cho học sinh khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống; làm tốt điều Bác Hồ căn dặn là “Học đi đôi với hành”. Quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống qua con mắt toán học của mình; phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học; rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, chặt chẽ, chính xác…; có được lòng yêu thích, niềm say mê học toán.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ năng tư duy thông qua giải “Toán điển hình” của học sinh lớp 4.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp chủ yếu: Phân tích, tổng hợp, phân loại, thực nghiệm.
Các phương pháp hỗ trợ: Vấn đáp, điều tra, trắc nghiệm.
- Néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
2.1. Cơ sở lí luận:
– Mục tiêu cơ bản của bậc học phổ thông nói chung, bậc học tiểu học nói riêng là hình thành và phát triển được nền tảng tư duy của con người trong thời đại mới. Trong đó, mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo ở người học được vô cùng coi trọng. Điều này thể hiện trong nhà trường chính là thông qua dạy kiến thức để hình thành và phát triển năng lực tư duy, phát triển trí tuệ và các phẩm chất nhân cách khác của học sinh.
– Phát triển tư duy cho học sinh giúp học sinh có cơ hội học tập tốt hơn, rèn kỹ năng tư duy không chỉ đáp ứng quá trình nhận thức, chiếm lĩnh những tri thức khoa học nền tảng với yêu cầu ngày một cao, mà nó còn đáp ứng đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập, hoạt động thực tiễn ngày một cao và phức tạp đối với sự phát triển toàn diện nhân cách cá nhân, đồng thời thích ứng nhanh với cuộc sống năng động ngày nay ngay từ khi còn là học sinh đầu bậc học phổ thông.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
– “Toán điển hình” giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4: Góp phần hệ thống hóa về củng cố có kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, yếu tố hình học và 4 phép tính (+, – , , : ) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp ở lớp 5 và đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các cấp học cao hơn; nó hình thành kỹ năng tính toán, giúp học sinh nhận biết được những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực, hình thành phát triển hứng thú học tập và năng lực phẩm chất trí tuệ của học sinh ngay từ góp phần phát triển trí thông minh, óc suy nghĩ độc lập, linh hoạt và sáng tạo.
– “Toán điển hình” trong chương trình toán 4 bao gồm các dạng:
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
+ Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
+ Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
+ Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi.)
– Dạy học toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán học vào các tình huống thực tiễn đa dạng, những vấn đề thường gặp trong đời sống.Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của con người lao động trong tương lai.
– Giai đoạn các lớp 4;5 là giai đoạn học tập sâu (so với giai đoạn trước), học sinh vẫn học tập các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Do đó tính trừu tượng, khái quát của môn Toán ở các lớp 4;5 được nâng lên một bậc (so với các lớp 1;2;3). Bởi vậy khi lên lớp 4 – là giai đoạn học sâu với yêu cầu cao hơn, với khối lượng kiến thức nhiều hơn. Như vậy các em học sinh rất khó nắm bắt và khá lúng túng trong việc giải toán, đặc biệt là giải “Toán điển hình”.
– Đối với học sinh: Môn toán là môn học đòi hỏi sự kiên trì vượt khó nên học sinh rất dễ nản chí.
– Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều: Khảo sát chất lượng đầu năm về giải “Toán điển hình”:
+ Nhóm thực nghiệm: (lớp 4A: 35học sinh)
Kết quả
Tổng số |
Điểm 9-10 | Điểm7- 8 | Điểm 5-6 | Điểm dưới 5 |
35 HS | 22,8 % | 34,28 % | 31,4 % | 11,9% |
+ Nhóm đối chứng: (Lớp 4B: 31 học sinh)
Kết quả
Tổng số |
§iÓm 9-10 | §iÓm 7-8 | §iÓm 5-6 | §iÓm díi 5 |
31 HS | 19,35 % | 32,26 % | 32,26 % | 16,13 % |
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Mọi môn học ở tiểu học đều có tiềm năng phát triển tư duy cho học sinh. Tuy nhiên môn toán không chỉ đơn thuần rèn kỹ năng tính toán, giải toán, mà quan trọng hơn là nhằm phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận cho học sinh, đặc biệt là đối với “Toán điển hình”. Để góp phần hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học toán ở tiểu học, tôi đã thực hiện một số biện pháp nhằm rèn kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 4 thông qua dạy “Toán điển hình”.
Biện pháp 1: Chuẩn bị cho giờ dạy giải dạng toán điển hình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]