SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9168 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1852 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Đình Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân thạc sĩ |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoa Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Trần Đình Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân thạc sĩ |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoa Mai |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về văn nghị
luận.
3.2 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về kiểu bài.
3.3 Kỹ năng tích lũy kiến thức.
3.4 Rèn kĩ năng nhận thức đề.
3.5 Rèn kĩ năng lập dàn ý và trình bày ý, viết đoạn văn
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Phần | Nội dung | Trang | |
I. MỞ ĐẦU | 1. Lí do chọn đề tài | ||
2. Mục đích nghiên cứu | |||
3. Đối tượng nghiên cứu | |||
4. Phương pháp nghiên cứu | |||
II. NỘI DUNG | 1. Cơ sở lí luận của vấn đề | ||
2. Thực trạng của vấn đề | |||
luận.
phẩm.
tìm ra sự giống và khác nhau giữa các đề.
3.4.2 Rèn kĩ năng nhận biết đúng yêu cầu phạm vi dẫn chứng. 3.5 Rèn kĩ năng lập dàn ý và trình bày ý, viết đoạn văn |
|||
4. Hiệu quả của sáng kiến | |||
III. KẾT LUẬN | Kết luận và đề xuất. |
I/ MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Cách đây hơn ba mươi năm khi nói về việc dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định tầm quan trọng trong việc dạy và học nói chung là: “Rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt bộ óc của mình”. (Phạm Văn Đồng – Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện). Rõ ràng càng ngày chúng ta càng thấy được tính đúng đắn của lời dạy trên. Và để làm được điều đó trong quá trình dạy – học môn Ngữ văn người giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức đơn thuần mà quan trọng hơn còn rèn luyện cho sinh kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dung, làm bài.
Phân môn Tập làm văn trong nhà trường THCS nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức của sáu kiểu văn bản được giảng dạy theo trục đồng tâm: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và văn bản hành chính – công vụ. Vì thế, người giáo viên dạy Văn cấp THCS không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của sáu kiểu văn bản trên mà là rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết và kỹ năng làm bài của từng đơn vị kiến thức đó.
Như chúng ta đã biết, trong các kiểu văn bản được học ở cấp THCS có ba kiểu văn bản quan trọng và cũng là kiểu văn bản mới và khó đối với học sinh: Tự sự; Thuyết minh; Nghị luận. Qua thực tế giảng dạy thì việc dạy kiểu Văn nghị luận ở giáo viên, việc học và làm bài văn nghị luận ở học sinh được xem là khó nhất bởi văn nghị luận không chỉ đòi hỏi giáo viên nắm vững kiến thức của kiểu bài, kiến thức của vấn đề nghị luận mà còn đòi hỏi người dạy cũng như người học phải có được tư duy mạch lạc, logíc. Trong đó việc dạy tiết “ Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” được xem là một trong những tiết học “ trọng tâm ” trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn thuộc chương trình Ngữ văn 9 bởi việc nắm vững kiến thức về tiết học này không chỉ giúp cho học sinh phân biệt với các kiểu bài nghị luận khác mà còn có được cái nhìn toàn diện về các tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), học sinh biết cách nhận xét, đánh giá về nó và cũng tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập môn Ngữ văn ở các cấp cao hơn. Trong thực tế viêc dạy vấn đề này ở trường THCS Đông Minh, học sinh lớp 9 khi gặp kiểu bài này cũng thường khó khăn lúng túng. Kinh nghiệm của giáo viên trong tổ chưa nhiều, cần được trao đổi, rút kinh nghiệm. Trước tình hình đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “ Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn cho học sinh lớp 9, trường THCS Đông Minh – Đông Sơn”
2/ Mục đích nghiên cứu:
Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là một dạng bài trọng điểm trong chương trình Ngữ văn 9. Để viết tốt được kiểu bài này học sinh cần vận dụng nhiều kĩ năng, nhiều thao tác và ngược lại kiểu bài này cũng tác động nhiều đến sự phát triển tâm hồn, tình cảm cũng như năng khiếu văn chương cho học sinh. Tuy nhiên đây là dạng bài khó, khi viết bài học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân người dạy nếu không có sự tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thì việc hướng dẫn học sinh làm bài cũng gặp nhiều hạn chế. Vì thế, mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để trau dồi kiến thức, tương tác với đồng nghiệp và từ đó giúp học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở Đông Minh hiểu và viết tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3/ Đối tượng nghiên cứu:
Ở sáng kiến này, tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu nhằm rèn cho học sinh kĩ năng nắm vững kiến thức về văn nghị luận cũng như kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); kỹ năng tích lũy kiến thức, nhận thức đề và kỹ năng lập dàn ý và trình bày ý.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Để sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả, tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
II/ NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận:
Nghị luận tác phẩm văn học nói chung, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng là một kiểu bài nghị luận văn học có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp chín. Thông qua việc đọc và học một tác phẩm văn học học sinh cũng từng bước được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giảng về tác phẩm…, đó là một thuận lợi. Nhưng mặt khác cũng cần nắm vững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc doạn trích) để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩm trong chương trình THCS nói chung và khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc doạn
trích) lớp 9 nói riêng.
Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩmđược người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. ( SGK – NV 9 – Tập 2).
Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ: “ Dạy văn lấy cảm làm đầu”. Người giáo viên dạy cho học sinh phương pháp làm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) không thể nghèo nàn về cảm xúc. Bởi những trang truyện, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]