SKKN Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú
- Mã tài liệu: MT0153 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1965 |
Lượt tải: | 61 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Đặng Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Đặng Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh tại trường phổ thông dân tộc nội trú“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Đưa chủ đề Kĩ năng thuyết trình vào các tiết học Kĩ năng sống.
2. Tạo điều kiện cho HS được tham dự các buổi thuyết trình.
3. Hướng dẫn HS tự rèn luyện kĩ năng thuyết trình tại nhà
4. Phát huy, tập luyện khả năng thuyết trình cho HS thông qua các chuyên đề sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
5. Công đoàn và đoàn trường thường xuyên tạo các “sân chơi” cho HS phát huy khả năng thuyết trình.
6. Đổi mới, kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng việc báo cáo, thuyết trình các sản phẩm dự án học tập.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
-
- Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập. Vì vậy, bên cạnh việc hình thành các năng lực chuyên môn thì việc hình thành các năng lực chung đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, trong sự thành công của con người, kiến thức chuyên môn chỉ là yếu tố nền tảng, nhân tố đóng vai trò quyết định chính là các năng lực xã hội, trong đó có năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp thể hiện ở nhiều khía cạnh, đó là việc tạo ra các mối quan hệ xã hội, dàn xếp mâu thuẫn, thuyết phục người khác…Để chuẩn bị cho việc hình thành những khả năng đó thì điều đầu tiên cần thiết là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thuyết trình, biết trình bày ý tưởng của mình, giải quyết vấn đề một cách mạch lạc, tự tin.
- Tuy nhiên, kĩ năng thuyết trình đang còn là một khâu yếu đối với học sinh THPT nói chung và đặc biệt là đối với học sinh trường PT DTNT THPT … nói riêng. Bởi vì 100 % đối tượng học sinh của nhà trường đều là người dân tộc thiểu số, cư trú ở vùng biên giới, các bản làng xa xôi, nhiều em nói tiếng Kinh chưa thành thạo nên các em rất ngại giao tiếp, rụt rè và nhút nhát. Cộng với chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính từ những năm THCS nên kĩ năng công nghệ thông tin để làm Powerpoint, infogrphic… hỗ trợ cho thuyết trình cũng còn rất hạn chế. Theo cuộc khảo sát hàng năm ở học sinh lớp 10, một khối học khoảng 200 học sinh thì chỉ có 5-6 học sinh tự tin nói chuyện, thuyết trình trước đám đông, còn đa phần đang lúng túng khi thuyết trình, ngôn ngữ trình bày chưa có điểm nhấn, chưa có tính thuyết phục.
- Thấy được tính cấp thiết của việc rèn luyện các kĩ năng mềm cho HS, thấy được sự cần thiết để tạo sự tự tin trong giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số, hòa nhập với HS thành phố, trong những năm học gần đây, trường PT DTNT THPT …đã bổ sung, thêm mới các chủ đề trong chương trình giáo dục kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng thuyết trình. Nhấn mạnh việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình không chỉ qua một vài tiết học kĩ năng sống mà còn là một quá trình, dưới sự hỗ trợ của toàn thể đội ngũ giáo viên, các tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên nhằm sáng tạo ra những môi trường trải nghiệm cho HS.
Trên cương vị là tổ trưởng chuyên môn và tổ chức Đoàn Thanh niên, chúng tôi cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu nhiều cách làm để góp phần “ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS tại trƣờng PT DTNT THPT… .” Ngoài ra, trong sáng kiến, chúng tôi có tổng hợp cách làm, giải pháp của tất cả các thành viên trong Ban giáo dục kĩ năng sống nhà trường. Sáng kiến được đưa ra mong được đóng góp một phần nhỏ kinh nghiệm trong việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS ở các trường THPT ngoài môi trường nội trú và để trao đổi, nhận được sự góp ý quý báu từ các đồng nghiệp.
- Tính mới của đề tài
-
-
- Các sáng kiến về rèn luyện kĩ năng thuyết trình chủ yếu đề cập đến cho đối tượng là sinh viên các trường Đại học, chưa có các sáng kiến kinh nghiệm cho đối tượng là học sinh ở các trường phổ thông.
- Đề tài có thể áp dụng đối với tất cả các trường THPT không chỉ đối với riêng trường Dân tộc nội trú.
-
- Đóng góp của đề tài
-
- Đề tài chỉ ra sự cần thiết đối với việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS, nhằm đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng xu thế của thời kì hội nhập.
- Đóng góp một số kinh nghiệm, cách làm cụ thể và chi tiết để rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho HS trong trường phổ thông.
II. PHẦN NỘI DUNG
- CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Các khái niệm
1.1. Thuyết trình
Có rất nhiều khái niệm về thuyết trình, sau đây là một vài khái niệm:
- Thuyết trình là quá trình trình bày nội dung của một chủ đề cho người nghe. Những dụng cụ trực quan được sử dụng để minh hoạ cho nội dung bài nói.
- Thuyết trình là trình bày một cách sáng tỏ một vấn đề trước đông người. – Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kĩ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo.
Một cách hiểu đơn giản hơn, thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin đến một nhóm người; là trình bày bằng lời về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.
- Kĩ năng thuyết trình
- Khái niệm về kĩ năng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan điểm cá nhân của từng người. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.
Như vậy: kĩ năng là năng lực (khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
- Kĩ năng thuyết trình
-
- Kĩ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp, công cụ cần thiết vào quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm cho nội dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút được nhiều người nghe hơn.
- Kĩ năng thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chỉ truyền đạt thông tin đến đám đông bằng lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (bằng hình ảnh, mùi, vị, tiếp xúc)
- Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với HS THPT
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục để đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội nhập.
1.3.1. Kỹ năng thuyết trình giúp HS tự tin hơn
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình sẽ giúp học sinh rèn được cho mình phong cách, lời nói, cử chỉ khi đứng trước đám đông. Nhờ vậy, việc giao tiếp với mọi người xung quanh học sinh sẽ thêm tự tin phát biểu, đưa ra ý kiến riêng của mình.
- Giúp HS mở rộng nhiều mối quan hệ
Khả năng ăn nói, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh sẽ giúp học sinh dễ dàng kết nối, giao lưu với bạn bè dễ dàng. Không chỉ bó hẹp các mối quan hệ trong trường lớp mà còn giúp bạn giao lưu kết bạn với mọi người xung quanh mình.
- Đạt kết quả học tập cao hơn
Khi chuyển sang dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho HS thì việc HS phải tự thuyết trình các vấn đề, các ý tưởng là điều tất yếu. HS phải biết cách trình bày vấn đề trong hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề khi báo cáo trước lớp hay thuyết trình cho các sản phẩm dự án học tập…Kĩ năng thuyết trình tốt sẽ giúp HS đạt kết quả học tập cao hơn.
- Mang đến nhiều cơ hội cho HS trong tương lai
Xin việc là thử thách đầu tiên đối với sinh viên sau khi ra trường, cũng là bước khởi đầu đặt chân vào môi trường công việc thực tế tại các doanh nghiệp. Tham gia phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề sẽ được nhà tuyển dụng chú trọng.
Dù làm bất kì công việc gì, địa vị nào thì kĩ năng thuyết trình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là cơ hội để thể hiện tối đa giá trị của bản thân. Bởi vì nếu có kiến thức chuyên môn, ý tưởng độc đáo, chúng ta cũng phải có khả năng trình bày, thu hút sự tham gia và ủng hộ của đồng nghiệp. Hay thuyết trình cũng trở thành một phương pháp dạy học đối với giáo viên, tạo sự hứng thú, tập trung lắng nghe cho HS…
- Phân loại các kĩ năng thuyết trình của HS ở trường phổ thông
Dựa vào mục tiêu của bài thuyết trình mà HS thường gặp ở trường học, có thể chia kĩ năng thuyết trình thành hai dạng:
– Thuyết trình để trình bày: truyền đạt các ý tưởng và thông tin. Ở dạng thuyết trình này ngôn ngữ cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và thông tin chính xác.
Ví dụ như: các vấn đề, nội dung học tập được GV giao nhiệm vụ yêu cầu HS nghiên cứu và trình bày. – Thuyết trình để thuyết phục: tức là phải gây ảnh hưởng đến người nghe. Dạng thuyết trình này đòi hỏi cao hơn về ngôn ngữ, lí lẽ và phân tích sắc bén để người nghe cùng suy nghĩ với mình, chấp nhận theo quan điểm, cách giải quyết vấn đề của mình, hành động theo ý mình muốn. Dạng thuyết trình này thường gặp khi GV sử dụng các tình huống giả thiết trong học tập yêu cầu HS xử lí tình huống. Hoặc ở các hoạt động NGLL, thuyết trình để tuyên truyền ý thức, hành vi về các vấn đề xã hôi như bảo vệ môi trường, bạo lực học đường…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]