SKKN Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8
- Mã tài liệu: BM8101 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 463 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 16 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyễn Công Trứ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Hệ thống câu hỏi cảm xúc
3. 2. Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng
3.3 Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức tác phẩm
3.4. Hệ thống câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS, đặc biệt là phần văn bản thực sự là vấn đề khó. Khó đối với cả người dạy và khó đối với cả người học. Cái khó này có thể do nhiều yếu tố quy định, trong đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một trong những yếu tố đó chính là việc lâu nay chúng ta vẫn thường coi môn văn không phải là một môn nghệ thuật đặc biệt, khiến cho cả thầy và trò sa vào những thao tác máy móc khuôn mẫu: Kiểm tra bài cũ, giáo viên giảng, trò nghe ghi chép, củng cố, dặn dò. Hiệu quả một giờ dạy cuối cùng có đủ ý là được, một giờ dạy công thức. Và như vậy môn Văn đã bị thủ tiêu tính nghệ thuật . Cần phải hiểu rằng: “Văn trong nhà trường vừa mang tính nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất một môn học. Văn học nhưng là văn trong nhà trường (Phan Trọng Luận – Phương pháp dạy học văn) [1].
Do vậy đến lúc này chúng ta cần có một quan điểm đúng đắn: Coi trọng dạy học môn Ngữ văn (phần văn bản) là một môn học nghệ thuật, phải làm sao để tổ chức hướng dẫn học sinh cảm nhận, tiếp cận cho được chức năng thẩm mĩ của tác phẩm. Thông qua chức năng thẩm mĩ, học sinh tự nhận thức được quy luật tình cảm và “tự bị cảm hoá”, “tự được giáo dục”. Để làm được điều này bên cạnh những biện pháp như: Khởi động giờ học, giảng giải, giảng bình, kết thúc giờ học…tất yếu phải dựa vào một hệ thống câu hỏi cảm thụ hợp lý.
Hiện nay đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn đang là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Trong đó xây dựng cho được một hệ thống câu hỏi tiếp cận tác phẩm văn chương vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước đi sâu vào cảm thụ được tác phẩm văn học như bóc dần từng cánh hoa để tìm thấy nhụy hoa là một yêu cầu mang tính quyết định tới sự thành bại của giờ dạy – học văn.
- Mục đích nghiên cứu
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập trung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình.
- Đối tượng nghiên cứu
Rèn luyện kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn 8.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết gồm:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp nhằm hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp khảo sát; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Những điểm mới của SKKN.
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập trung vào việc thử xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ cho một số tác phẩm cụ thể trong chương trình.
Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ tìm hiểu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS. Trong đó chọn hai tác phẩm tiêu biểu ở SGK Ngữ văn 8 để thử xây dựng hệ thống câu hỏi chính nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả các văn bản nghệ thuật này. Sau đó tiến hành dạy thử 2 tiết thực nghiệm để nhằm đánh giá được hiệu quả của những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ .
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận.
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Vì vậy dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả.
Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặc khác thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả.
- Thực trạng vấn đề.
Vấn đề “Những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ trong giờ học tác phẩm văn chương…” đang là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. ở như phạm vi cho phép các tác giả đó đã xem xét nghiên cứu vấn đề ở những mức độ khác nhau và đạt được những thành tựu rất đáng kể. Trong số đó đặc biệt phải kể đến cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” của TS Nguyễn Viết Chữ – Giảng viên trường ĐHSP Hà Nội [2]. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lí thuyết các hình thức đặt câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương khá hệ thống. Tuy vậy tác giả cũng chỉ mới giải quyết vấn đề trên ở góc độ vĩ mô, chung cho tất cả các cấp học. Việc đưa phạm vi nghiên cứu những hình thức đặt câu hỏi cảm thụ trong dạy học tác phẩm văn chương ở chương trình Ngữ văn THCS, và việc vận dụng nó vào từng bài khác nhau trong cấp học này tác giả chưa đặt ra và cũng chưa giải quyết được thấu đáo.
Bên cạnh đó trong thực tế giảng dạy ở trường TH & THCS Đông Anh tôi nhận thấy trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều. Một phần do chính các em (là học sinh lớp đại trà) nên ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Một phần do thiếu chất văn trong giờ học văn, giáo viên chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú, lôi cuốn. Đặc biệt việc đặt câu hỏi đang nhiều lúc, nhiều khi mang tính tuỳ hứng, câu hỏi đôi khi còn chung chung, quá dài, quá khó hoặc quá dễ. Nội dung của câu hỏi thường nghiêng về phía khai thác nội dung ý nghĩa văn học, đưa nội dung phản ánh thành mục tiêu số một của văn học, do đó chưa quan tâm đúng mức đến sự cảm thụ của học sinh. Vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh chưa thích học văn, hoặc thờ ơ với môn văn học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]