SKKN Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9
- Mã tài liệu: BM9012 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2274 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đô Thị Việt Hưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 37 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đô Thị Việt Hưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kỹ năng biểu đồ Địa lý Lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Xử lí số liệu (Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu về dạng %
Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn
Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho
Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ)
Mô tả sản phẩm
ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ LỚP 9
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới đòi hỏi sự thay đổi trong cách dạy của thầy và cách học của trò. Vì thế trong sách giáo khoa Địa lý không trình bày đầy đủ mọi kiến thức cho học sinh, mà một phần các kiến thức của bài học được chuyển vào hệ thống kênh hình thông qua biểu đồ, bảng số liệu thống kê. Chính vì thế trong sách giáo khoa Địa lý bậc THCS đã đưa vào một số lượng bảng số liệu khá nhiều với mục đích là để rèn luyện kỹ năng tư duy của học sinh.
Xuất phát trên quan điểm dạy học hướng vào người học hay nói cách khác, theo hướng dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm”. Theo hướng dạy học này, người giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn, còn học sinh phải tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập.
Vấn đề vận dụng các phương pháp để hướng dẫn học sinh khai thác triệt để hệ thống bảng số liệu, biểu đồ trong bài học là không thể thiếu được đối với giáo viên giảng dạy Địa Lý nói chung và giáo viên giảng dạy Địa lý ở bậc THCS nói riêng. Dựa trên quan điểm nhận thức như Lê Nin nói: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn“
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập tư duy của học sinh thì giáo viên phải nhận thức rằng, thay đổi phương pháp dạy học là thay đổi bằng cách tổ chức chỉ đạo hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua hệ thống kênh hình như: biểu đồ, bảng số liệu…. Để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức địa lý.
Trong quá trình dạy học, người thầy phải suy nghĩ để lựa chọn các hình thức tổ chức hướng dẫn học sinh theo nội dung thích hợp của từng bài. Phải đầu tư vào bài soạn và chuẩn bị mọi tình huống trong thiết bị bài giảng một cách khoa học nhằm đảm nhận phần việc cao hơn trong quá trình truyền thụ kiến thức để đáp ứng với mục tiêu hiện nay “Lấy học sinh làm trung tâm”
Trong quá trình học tập, học sinh phải nỗ lực tìm tòi kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các biểu đồ, bảng số liệu của sách giáo khoa.
Quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh, thì quá trình tư duy là chủ yếu, là mấu chốt nhất. Nếu không phát huy được năng lực tư duy của học sinh có nghĩa là chưa hoàn thành nhiệm vụ dạy học.
- Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
- Phương pháp nghiên cứu.
Kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy của giáo viên và tiết học của học sinh trên lớp.
- Phần nội dung:
- Cơ sở lý luận.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định, “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học”
Định hướng trên đây đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục, điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của tùng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đối với học sinh THCS không còn thích ngồi nghe những lời giải thích tỷ mỉ như học sinh tiểu học. Các em chờ đợi những cách tìm hiểu mới đối với bài học mà ở đó tính tích cực, tính hoạt động của tư duy và tính tự lập được thực hiện. Đây là biểu hiện của thái độ tự nghiên cứu của học sinh THCS.
Vì thế việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng biểu đồ là rất cần thiết để phát huy tính “ Tích cực – tự giác – tư duy – sáng tạo” của học sinh và cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đề ra.
- Thực trạng:
– Môn Địa lý góp phần hình thành các năng lực cần thiết của người lao động (năng lực hành động, năng lực tham gia, năng lực hòa nhập, năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề) phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
– Có sự lựa chọn và sắp xếp sao cho phù hợp khả năng nhận thức của học sinh; giảm bớt tính hàn lâm, kinh viện, nặng nề, xa rời thực tiễn.
– Tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn thông qua việc tăng cường thực hành trong dạy học Địa lý.
Điểm nổi bật nhất là sự đổi mới trong nội dung sách giáo khoa, cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh:
– Sách giáo khoa được biên soạn theo hướng tạo điều kiện để tổ chức cho học sinh các hoạt động học tập tự giác, tích cực, tự lập. Điều đó tạo điều kiện cho học sinh tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, tổ chức của giáo viên.
+ Cùng với định hướng về phương pháp dạy học của chương trình, tài liệu sách giáo khoa Địa lý bậc THCS được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn kỹ để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn học sinh tập phân tích, xử lý chúng, tạo điều kiện để học sinh vừa tiếp nhận kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng trong quá trình học tập.
Qua quá trình giảng dạy, trao đổi với các đồng nghiệp môn Địa lí ở trường THCS nhiều năm, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ nhằm phát huy tính tích cực, tư duy, sáng tạo của học sinh có một số mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Về phía Giáo viên:
– Trong quá trình dạy học, giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp với từng nội dung bài học, từng dạng biểu đồ khác nhau, kết hợp tốt kênh chữ trong các hoạt động dạy học, tổ chức tốt hoạt động của thầy và hoạt động của trò, để phát triển năng lực, tư duy, sáng tạo của học sinh.
– Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp, hướng dẫn học sinh nhận biết các dạng biểu đồ và khai thác triệt để các kiến thức thông qua biểu đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin…
Về phía Học sinh:
– Phần lớn học sinh đã nhìn nhận về bộ môn Địa lý không phải là môn học phụ, nên đã đầu tư thời gian và tài liệu (sách giáo khoa, vở bài tập, tập bản đồ, átlát, câu hỏi trắc nghiệm…).
– Nhiều em có ý thức tìm tòi tài liệu tham khảo, phát biểu ý kiến khi hiểu bài, chăm lo việc học bài và làm bài ở nhà. Một số em tự nguyện tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi, điều đó đã động viên tinh thần cho những giáo viên dạy môn Địa lý
– Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đạt hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản thông qua các biểu đồ, các em đã trả lời được những kiến thức trọng tâm thể hiện trên biểu đồ. Đa số các em có nhận thức đúng đắn về bộ môn, có nhiều hứng thú, tư duy tốt, đam mê, cần cù chịu khó, có kỹ năng tốt trong phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê…..
Về phía nhà trường:
– Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng trong công tác đầu tư chất lương mũi nhọn chuyên môn. Luôn chú trọng đến công tác đổi mới phương
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]