SKKN Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 8 qua việc khai thác và phát triển bài toán Hình Học
- Mã tài liệu: BM8213 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1262 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Xá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Xá |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 8 qua việc khai thác và phát triển bài toán Hình Học”:
Qua quá trình dạy học môn Toán nhiều năm, tôi nhận thấy việc học môn hình học của học sinh là rất khó khăn. Các em không biết nên bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình và trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào, nên trình bày lời giải như thế nào cho đúng trình tự…. chứ chưa nói đến việc tư duy để khai thác và phát triển bài toán mà thầy giáo đưa ra. Đặc biệt với bộ môn Toán lớp 8, nhiều năm dạy tại trường THCS Thiết Ống tôi thấy rằng: Rất nhiều học sinh cảm thấy sợ khi làm bài tập hình, một số em khi làm xong bài tập thầy giáo đưa ra thường không suy nghĩ gì thêm. Từ tháng 10/2014 khi được về công tác tại trường THCS Thị trấn Cành Nàng và tiếp tục được phân công dạy toán 8 tôi nhận thấy: Ở các lớp năng khiếu, nhiều em ham học hỏi, thường đặt ra những câu hỏi xung quanh bài toán mà thầy giáo đưa ra khiến tôi phải suy nghĩ. Điều đó làm tôi phấn khởi vì đã có những học sinh “thực sự” yêu thích và say mê môn toán. Vì vậy cần thiết phải rèn luyện “bày” cho học sinh một phương pháp học hiệu quả là: Tư duy để đưa một bài toán hình học phức tạp về một bài toán quen thuộc đã biết.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi thấy một thực tế hầu hết các em học sinh sau khi giải xong một bài toán là thoả mãn yêu cầu. Thậm chí cả đối với một số học sinh khá giỏi, có năng lực học toán cũng vậy. Điều đó thật đáng tiếc và cuối cùng chính nó làm tôi suy nghĩ và tìm tòi biện pháp để hướng các em hãy dành một thời gian vừa đủ để suy xét một bài toán mình vừa giải xong. Sau khi suy nghĩ như vậy và hướng các em học sinh theo hướng khai thác, phát triển ở một bài toán để trở thành một “họ” của bài toán đó hay ta có một
“chùm” các bài toán hay làm tôi rất tâm đắc bởi các em đã được thoả sức phát huy trí sáng tạo của mình, tìm tòi mọi góc độ xung quanh một bài toán ban đầu, qua đó các em khắc sâu được kiến thức cơ bản, có khả năng tư duy lôgic, xâu chuỗi các vấn đề liên quan, có cái nhìn khái quát về một dạng toán. Và điều quan trọng hơn cả là thông qua cách hướng dẫn này phù hợp với phương pháp dạy học hiện nay, các em học sinh là người chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức làm chủ tình huống, từ đó càng yêu thích môn toán hơn.
Từ suy nghĩ ấy tôi đã trăn trở và mạnh dạn đưa ra một hướng: “Rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh lớp 8 trường THCS thị trấn Cành Nàng qua việc khai thác và phát triển bài toán hình học” nhằm giúp các em tạo ra một thói quen tốt sau khi giải một bài toán đồng thời giúp các em yêu thích bộ môn toán có thêm điều kiện để phát triển thêm về năng lực tư duy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao tính tư duy của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát hiện nguồn học sinh giỏi cho các lớp trên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Rèn luyện kĩ năng tự tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới lạ của học sinh lớp 8 trường THCS thị trấn Cành Nàng từ những bài toán tưởng chừng đơn giản trong bộ môn toán học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thống kê toán học.
– Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chúng ta đã biết rằng mỗi một sự việc, hiện tượng đều do một số nguyên nhân sinh ra. Khi điều kiện thay đổi thì kết quả sẽ thay đổi theo và cũng có thể từ những nguyên nhân ấy tạo ra được kết quả mới. Trong toán học cũng vậy, từ một số điều kiện ( giả thiết của bài toán ) hoặc những cái đã biết ta phải chỉ ra những kết quả thu được ( kết luận của bài toán ). Những việc chỉ ra được kết quả chỉ là một yêu cầu trước mắt của bài toán. Điều quan trọng là phải rèn luyện cho học có thói quen suy xét thêm những gì sau khi giải được bài toán đó. Chẳng hạn:
- Còn có thể giải bài toán đó bằng cách nào nữa không? Có thể trình bày ngắn gọn hơn nữa không ?
- Cũng giả thiết ấy thì còn có thể kết luận được gì nữa không ?
- Nếu thay đổi một vài điều kiện của giả thiết thì kết luận mới thu được có gì đặc biệt ?
- Nếu đảo lại thì bài toán đó có gì thay đổi ? …..
Rõ ràng nếu tự giác làm được những công việc ấy sau khi giải một bài toán hình thì vô cùng có ý nghĩa. Nó tạo cho các em một thói quen tốt sau khi giải quyết xong một công việc nhằm đánh giá đúng mức những gì đã làm, những gì chưa làm được từ đó rút ra bài học bổ ích cho chính mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Cấu trúc chương trình môn Toán 8 THCS gồm hai phần: Đại số và hình học. Trong đó hình học có tất cả 70 tiết được chia làm 4 chương: Chương I: Tứ giác (25 tiết); chương II: Đa giác – Diện tích của đa giác (11 tiết); chương III: Tam giác đồng dạng (18 tiết); chương IV: Hìmh lăng trụ đứng – Hình chóp đều (16 tiết).
Qua quá trình dạy học môn Toán nhiều năm, tôi nhận thấy việc học môn hình học của học sinh là rất khó khăn. Các em không biết nên bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toán hình và trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào, nên trình bày lời giải như thế nào cho đúng trình tự…. chứ chưa nói đến việc tư duy để khai thác và phát triển bài toán mà thầy giáo đưa ra. Đặc biệt với bộ môn Toán lớp 8, nhiều năm dạy tại trường THCS Thiết Ống tôi thấy rằng: Rất nhiều học sinh cảm thấy sợ khi làm bài tập hình, một số em khi làm xong bài tập thầy giáo đưa ra thường không suy nghĩ gì thêm. Từ tháng 10/2014 khi được về công tác tại trường THCS Thị trấn Cành Nàng và tiếp tục được phân công dạy toán 8 tôi nhận thấy: Ở các lớp năng khiếu, nhiều em ham học hỏi, thường đặt ra những câu hỏi xung quanh bài toán mà thầy giáo đưa ra khiến tôi phải suy nghĩ. Điều đó làm tôi phấn khởi vì đã có những học sinh “thực sự” yêu thích và say mê môn toán. Vì vậy cần thiết phải rèn luyện “bày” cho học sinh một phương pháp học hiệu quả là: Tư duy để đưa một bài toán hình học phức tạp về một bài toán quen thuộc đã biết.
Do đặc điểm của nội dung kiến thức, sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra để áp dụng cho các em khối lớp 8. Trong quá trình ôn học sinh giỏi khối 8 của trường THCS Thị trấn Cành Nàng, khi đưa ra các bài tập mà chưa hướng các em tư duy thì kết quả thu được rất khiêm tốn. Cụ thể tôi đã ôn 15 em học sinh khối 8 và sau một số bài kiểm tra với nội dung tương tự như trong SKKN tôi đã trình bày, kết quả thu được như sau:
Điểm
Lớp |
Dưới 5 | 5 – 6 | 7 | 8 – 10 | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
8 | 10 | 66,7 | 3 | 20 | 2 | 13,3 | 0 | 0 |
3. Giải pháp thực hiện
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]