SKKN Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9011 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 688 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Nguyễn Hữu Thọ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp: Vẽ biểu đồ tròn
3. 2. Vẽ biểu đồ cột
3.3. Vẽ biểu đồ đường (đồ thị)
3.4. Vẽ biểu đồ miền
3.5. Vẽ biểu đồ thanh ngang
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 – 35% tổng số điểm.
Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 – gồm có 55 tiết học thì đã có 10 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bìa học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng đại lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề này vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: các em học sinh xem là môn học phụ, nên thường học vẹt, qua loa hay một cách máy móc, rập khuôn, không sáng tạo, thiếu sự quan tâm của gia đình, cùng với phương tiện dạy học chưa đáp ứng đủ cho nên chưa kích thích học tập của học sinh… từ đó làm cho chất lượng dạy học địa lí thiếu hiệu quả và chưa đạt kết quả cao.
Tuy vậy, qua hơn 15 năm công tác trong dạy học bản thân tôi nhận thấy với nhiều em học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ, xử lí và phân tích số liệu còn rất yếu hoặc kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ năng xử lí số liệu và vẽ biểu đồ cho học sinh – để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.
Chính vì những lí do trên tôi đã mạnh dạn đề cập một số sáng kiến trong việc “ Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Kiết”
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 giúp cho giáo viên và học sinh có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn Địa lí nói chung , đồng thời củng cố, nâng cao việc rèn luyện kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ cho học sinh nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Kiết
- Phương pháp nghiên cứu:
Đối với đề tài này tôi sử dụng các phương pháp.
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí kuận cho đề tài.
Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xet của học sinh trong giờ học.
Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinh còn yếu – kém khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả các bài tập về kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh.
- Tính mới của đề tài:
Nếu như giáo viên sử dụng tốt phương pháp thực hành một cách hiệu quả đồng thời kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm sử dụng một số thiết bị dạy học hỗ trợ… cho bài học một cách hợp lí thì sẽ tạo ra một không khí học tập tích cực, giúp các em chú ý quan tâm hơn đến việc rèn luyện kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biẻu đồ, để kết quả học tập được tốt hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận:
Trong xu thế chung hiện nay việc dạy học môn địa lí phải theo tinh thần đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tinh tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề này vẫn còn gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: các em học sinh xem là môn học phụ, nên thường học vẹt, qua loa hay một cách máy móc, rập khuôn, không sáng tạo, thiếu sự quan tâm của gia đình, cùng với phương tiện dạy học chưa đáp ứng đủ cho nên chưa kích thích học tập của học sinh… từ đó làm cho chất lượng dạy học địa lí thiếu hiệu quả và chưa đạt kết quả cao.
- Cơ sở thực tiện:
Với học sinh các trường ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như trường THCS Lâm Kiết thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho các em trong một bài học gặp không ít khó khăn: ví dụ với mọt bài tập thực hành vẽ biểu đồ có yêu cầu phải sử lí số liệu, thì đa phần các em thực hiện vẫn còn chậm, mất nhiều thời gian do máy tính không có, hoặc còn ít trong một lớp học, khiến cho việc so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nóm hoặc cá nhân với nhau còn rất hạn chế. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học sinh, bởi thông thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí từ biểu đồ đã vẽ.
Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập chuản bị cho bài thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu… còn coi nhẹ yêu cầu của bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.
Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chịu để ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác: ví dụ cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ..
Thời gian một bài thực hành có 45 phút: có rất nhiều các bước cần thực hiện, nhưng quan trọng nhất là việc kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh. Tuy vậy công việc nàythường được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành hết các yêu cầu của bài tập nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sủa chữa uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu.
Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp còn có rất nhiều các bài tập thực hành vẽ biểu đồ ở nhà, nếu không có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này, hoặc có những lỗi soi sót mắc phải của học sinh mà mà giáo viên không kịp thời phát hiện ra để giúp các em sửa chữa.
Chính từ những lí do trên, qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm: Để đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường tính tích cực, tư duy, sáng tạo ở học sinh là phải đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện cho
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]