SKKN Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quy trình “Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc” trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch
- Mã tài liệu: BM4054 Copy
Môn: | Mĩ thuật |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 573 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Trần Phú |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quy trình “Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc” trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
5.1. Trải nghiệm hoạt động vẽ theo nhạc
5.2. Thưởng thức, cảm nhận về màu sắc
5. 3 Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng
5.4. Tạo bức tranh theo tưởng tượng hoặc các sản phẩm trang trí như: bưu thiếp, thiệp Mời hoặc bìa Sách, bìa Lịch…
5.5. Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mô tả sản phẩm
- LỜI GIỚI THIỆU
Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh. Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật.
Vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình, hứng thú và đam mê.
So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới phát huy khả năng sáng tạo cao của học sinh, tiết học thoải mái, sinh động hơn, từ môn học này tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Rõ ràng với phương pháp học mới này, học sinh vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo nên em nào cũng mong chờ đến tiết học Mĩ thuật.
Phương pháp này học sinh được tự do sáng tạo trong mỗi tiết học, học sinh khám phá ra những điều mới mẻ hơn. Phương pháp này phát triển khả năng sáng tạo, phát triển khả năng giao tiếp, kĩ năng trình bày sản phẩm của mình trước đám đông. Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ mình không làm được. Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học tập lại trở nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm theo nhóm. Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần hợp tác nhóm trong quy trình Vẽ theo nhạc và các quy trình khác được nâng cao. Học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, được “Học mà chơi, chơi mà học”. Các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sáng tạo.
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để truyền tải những khối lượng kiến thức lớn mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học những bộ môn có yêu cầu về tính trực quan, phương pháp phân tích, hướng dẫn cụ thể. Bởi vì giáo viên có điều kiện thu thập thông tin liên quan đến bài dạy một cách dễ dàng nhanh chóng trên các trang Web, các kênh thông tin trong và ngoài nước. Qua quá trình sử lý những thông tin đó, giáo viên đã tự tạo cho mình tư liệu cần thiết cho bộ môn để giảng dạy có hiệu quả.
Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học mĩ thuật ở TH không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động m ĩ thuật để năng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí – Thể – Mỹ. Dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh năng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mỹ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt những đề ra của bộ môn.
Mĩ thuật là một trong những môn học ít giờ, đây là một môn năng khiếu, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập. Vì thế, làm thế nào để các em chủ động trong học tập là điều mà những giáo viên như tôi luôn trăn trở. Tôi rất mong nhận được đóng góp quý báu của các bạn đồng nghiệp để báo cáo sáng kiến của tôi áp dụng vào thực tiễn hiệu quả cao hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
- TÊN SÁNG KIẾN
Sáng kiến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quy trình “Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc” trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch.
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
– Họ và tên tác giả: Phan Thị Hương – Sinh ngày: 25/10/1979
– Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật
– Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng
– Số điện thoại: 0976177913
– Email: huongphnct123@gmail.com
- CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
– Họ và tên tác giả: Phan Thị Hương
– Chức vụ: Giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật
– Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng
– Số điện thoại: 0976177913
– Email: huongphnct123@gmail.com
- LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, bài dạy Mĩ thuật lớp 4.
- NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Sáng kiến được áp dụng từ tháng ……….
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN THỨ NHẤT
- Mục đích và đối tượng nghiên cứu
1.1. Mục đích
Tập trung nghiên cứu thực trạng; Ứng dụng CNTT trong quy trình “Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc” trong môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch của học sinh trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ.
1.2. Đối tượng: Học sinh khối 4 trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng
- Phạm vi nghiên cứu
– Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở lớp Bốn.
– Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm, hạn chế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở khối 4, trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng
- Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm hiểu quan điểm biên soạn SGK môn Mĩ thuật lớp 4 theo phương pháp Đan Mạch.
– Phát hiện ra những khó khăn HS thường mắc khi học môn Mĩ thuật lớp 4 bằng cách điều tra thực trạng việc thực trạng việc học môn Mĩ thuật của HS khối 4 trường Tiểu học Số 2 Hóa Thượng.
- Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm tài liệu có liên quan:
- Phương pháp vấn đáp:
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực nghiệm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Kế hoạch nghiên cứu
Qua thực tế chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh trong năm học, kết hợp với việc chỉ đạo công tác chuyên môn, từ đó tôi rút ra kinh nghiệm và lên kế hoạch ứng dụng CNTT trong quy trình “Tưởng tượng và sáng tạo từ âm nhạc” môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch dạy trong nhà trường năm học ………..
PHẦN THỨ HAI
- Cơ sở lý luận
Môn Mĩ thuật ở Tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Với sự phát triển của con người, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành giáo dục đã có những chuyển biến về việc đổi mới phương pháp dạy học, chương trình dạy học phù hợp với thành tựu khoa học thực tiễn. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, để đáp ứng nhu cầu học tập thì đòi hỏi việc dạy học phải thay dổi phương pháp, phương tiện dạy học.
Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, việc dạy học mĩ thuật ở TH không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để năng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí – Thể – Mỹ. Dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh năng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kỹ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mỹ vào cuộc sống. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên thực hiện tốt những đề ra của bộ môn. Thông qua vẽ theo nhạc, học sinh không chỉ làm quen với kĩ thuật vẽ mà còn thể hiện được cảm xúc của từng tác phẩm âm nhạc. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh. Trong quy trình dạy học Mĩ thuật này âm nhạc tạo cho học sinh thích thú, sáng tạo trong trang trí, vẽ tranh hay các đồ vật. Học sinh vừa cảm nhận tiết tấu âm nhạc, vừa đưa màu theo giai điệu, lúc nhanh, lúc chậm,, lúc đậm, lúc nhạt. Từ bài vẽ các em tiếp tục tư duy, có thể trang trí đồ vật bất kì hay vẽ thêm vào theo một chủ điểm mà em yêu thích.
Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam. Âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh, có thể làm cho các em năng động hơn, (có khi nhảy múa theo giai điệu, tiết tấu). Trong quy trình dạy – học mĩ thuật này, âm nhạc và mĩ thuật được kết hợp với nhau để tạo cho học sinh sự thích thú, trí tưởng tượng, sáng tạo trong việc trang trí.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]