SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học
- Mã tài liệu: BM5185 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1227 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Châu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Nắm chắc hệ thống ký hiệu sử dụng riêng cho hình học
3.2. Nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình
3.3. Giúp học sinh hạn chế lỗi sai về đơn vị đo
3.4. Nắm được phương pháp giải các bài toán dạng vận dụng
3.4.1. Đối với các bài toán về các hình hộp hoặc các bài toán có tính ứng dụng vào thực tiễn, cần tưởng tượng và liên hệ bài toán đã cho với tình huống cụ thể trong đời sống hàng ngày để hiểu rõ cách giải
3.4.2. Đối với các bài toán liên quan tới việc cắt ghép hình thì cần sử dụng một số tính chất quan trọng là
3.5. Cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tượng với việc rèn luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đó
3.6. Áp dụng phương pháp luyện tập một số dạng bài tập hình học để học sinh có kĩ năng
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang có những bước chuyển vĩ đại đòi hỏi mỗi người giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Toán học là môn học bắt nguồn từ thực tế và phục vụ cho thực tiễn. Điều quan trọng của dạy học toán ở tiểu học là dạy cho học sinh nắm được các kiến thức cơ bản và biết thực hành toán học. Trong đó, kiến thức về hình học có vai trò quan trọng, góp phần giúp học sinh gắn học với hành và biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày.
Vậy làm thế nào để hoàn thành nội dung dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán tiểu học một cách có hiệu quả? Làm thế nào để học sinh tiểu học biết vận dụng kiến thức ở trường, chẳng hạn như tính chu vi, diện tích của một hình… để từ đó vận dụng giải các bài toán thực tế?
Để có câu trả lời đúng hay nói cách khác là để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên cần đầu tư tìm hiểu; nghiên cứu nội dung chương trình kết hợp với việc đưa ra các biện pháp phù hợp với nội dung dạy học và đối tượng học sinh. Các yếu tố hình học và các hoạt động dạy học hình học tương ứng trong chương trình Toán 5 khá phong phú, vậy nên các giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong nghiên cứu để thiết kế tốt các kế hoạch dạy học. Chính vì thế, tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Sáu giải pháp giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học”.
- Mục đích nghiên cứu đề tài
Với đề tài sáng kiến này, mục đích nghiên cứu của bản thân tôi là:
– Giới thiệu một số giải pháp của bản thân đã làm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán có nội dung hình học nói riêng và chất lượng môn Toán ở Tiểu học nói chung.
– Giúp học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học từ đó làm nâng cao chất lượng học tập.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: sáu giải pháp rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Giả thuyết nghiên cứu
Với những giải pháp đã thực hiện và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp sẽ rèn được kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn thọ 1; từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
– Cơ sở khoa học.
– Cơ sở thực tiễn.
5.2. Nghiên cứu thực trạng
– Đặc điểm tình hình: thuận lợi và khó khăn.
– Thực trạng việc học và giải toán có nội dung hình học của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
5.3. Đề xuất giải pháp
– Nắm chắc hệ thống ký hiệu sử dụng riêng cho hình học.
– Nhớ các quy tắc, công thức, đặc điểm cơ bản của các hình.
– Giúp học sinh hạn chế lỗi sai về đơn vị đo.
– Nắm được phương pháp giải các bài toán dạng vận dụng.
– Cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thành biểu tượng với việc rèn luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đó.
– Áp dụng phương pháp luyện tập một số dạng bài tập hình học để học sinh có kĩ năng.
- Phạm vi và giới hạn đề tài
– Nội dung: rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học cho học sinh lớp 5.
– Thời gian: từ tháng ………đến tháng ………
– Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách giáo khoa Toán 5, tài liệu tham khảo, các chuyên đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra, khảo sát: điều tra thực trạng dạy học môn Toán có nội dung hình học, dự giờ thực tế giáo viên và học sinh lớp 5.
– Phương pháp thực nghiệm, thống kê, phân loại: kiểm tra chất lượng học sinh về kỹ năng thực hành làm bài tập toán có nội dung hình học để kiểm chứng lý luận của đề tài và đánh giá kết quả học tập của học sinh khi áp dụng nội dung đã nghiên cứu.
– Phương pháp thực hành.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Cơ sở khoa học:
Như chúng ta được biết bậc Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt mang trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lỗi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Toán ở bậc Tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của học sinh. Trong chương trình Toán bậc Tiểu học, việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như: cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, yêu thích sự chính xác, làm việc có kế hoạch, đồng thời giúp học sinh hình thành những biểu tượng hình học và đại lượng hình học. Đó là một điều hết sức quan trọng. Nó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học với cuộc sống xung quanh là tiền đề để hổ trợ học các môn học khác (như Mĩ thuật, Thủ công…), là kiến thức quan trọng cho việc học lên cao. Đồng thời có thể giải quyết những bài toán thực tế xung quanh mình.
Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các yếu tố hình học ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên giảng dạy trong nhà trường để góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
- Cơ sở thực tiễn:
Song trong thực tiễn, năng lực tư duy của học sinh tiểu học có sự khác biệt: cùng một lứa tuổi, cùng học một chương trình học như nhau nhưng hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em; sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều, lĩnh hội kiến thức trước đó thiếu vững chắc. Các em gặp khó khăn khi chuyển hình thức thao tác tư duy này sang hình thức thao tác tư duy khác. Suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự. Căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài suy luận thường là những khẳng định không căn cứ. Trong một chừng mực nào đó, các em có thể giải được một bài toán bằng “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng mơ hồ, thường hay sai lầm khi lập luận, tính toán. Khi giải các bài tập mới các em thường lao vào giải bằng cách tái hiện, máy móc, có khi không đầy đủ, có khi hỏi về lý lẽ các em không giải thích được. Đa số còn lúng túng khi trình bày lời giải, diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gọn gãy, sử dụng thuật ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. Kể cả có những vấn đề vướn mắc chưa hiểu, học sinh nhờ giáo viên giải thích thì một số giáo viên có lúc cũng bị lúng túng trong việc giúp học sinh hiểu rõ tường minh vấn đề.
Vì thế, để giúp học sinh hiểu và tránh được khó khăn, sai sót trong khi giải toán có lời văn nói chung và các bài toán có nội dung hình học nói riêng, chúng ta cần giúp học sinh nắm được từng dạng toán trong chương trình cũng như các công thức hình học cần sử dụng để giải quyết. Khi chấm và chữa bài, chúng ta cần lưu ý xem học sinh có hiểu và thể hiện rõ các tình huống vận dụng của các dạng toán hay không, công thức sử dụng có đúng không,… Tức là thể hiện quá trình tư duy, suy luận; phương pháp giải quyết bài toán và kĩ năng diễn đạt trình bày.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
- Đặc điểm tình hình:
1.1. Thuận lợi:
– Luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của tập thể giáo viên trong trường; thường xuyên tổ chức các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng; qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm.
– Đồ dùng giảng dạy các yếu tố hình học được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ.
– Thư viện nhà trường đã có đầy đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
– Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập, mạnh dạn, tự tin trình bày những ý kiến của bản thân.
1.2. Khó khăn:
– Có nhiều gia đình học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn, trình độ dân trí nói chung còn thấp nên chưa nhận thức đúng về việc học tập của con em mình.
– Kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh còn hạn chế.
- Thực trạng việc học và giải toán có nội dung hình học của học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1:
Qua thực tế quá trình giảng dạy lớp 5A, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1, tôi nhận thấy: đối với các bài toán có nội dung hình học đa số học sinh còn lúng túng khi trình bày lời giải. Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, chưa gãy gọn, sử dụng thuật ngữ toán học chưa thuần thục, nhiều chỗ lẫn lộn. Hình thức trình bày bài giải toán chưa khoa học, chưa đạt yêu cầu. Xác định chưa đúng dạng toán, dẫn đến giải sai hoặc nhầm lẫn cách giải dạng toán điển hình này thành dạng toán điển hình khác. Vận dụng còn nhầm lẫn công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học. Bên cạnh do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng bài còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em còn hạn chế nhiều dẫn đến ngại làm các bài tập có nội dung về các yếu tố hình học.
Để kiểm tra kĩ năng giải toán có nội dung hình học của học sinh tôi đã ra đề kiểm tra (học sinh lớp 5A năm học ………) như sau:
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
Môn: Toán lớp 5 – Ngày kiểm tra: ……… Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Hãy vẽ một hình vuông có cạnh dài 3cm. Tính diện tích hình vuông đó. (1 điểm) Câu 2: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa. (1 điểm) Câu 3: Một sân trường hình chữ nhật có nữa chu vi là 0,15km và chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích sân trường với đơn vị đo là mét vuông. (3 điểm) Câu 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài. a) Tính diện tích thửa ruộng đó. b) Biết rằng, cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (3 điểm) Câu 5: Có hai tờ giấy hình vuông mà số đo các cạnh là số tự nhiên. Đem đặt tờ giấy nhỏ nằm trọn trong tờ giấy lớn thì diện tích phần còn lại không bị che của tờ giấy lớn là 63cm2. Tính cạnh mỗi tờ giấy. (2 điểm) |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]