SKKN Sử dụng dạy học tích hợp trong bài: “trục đối xứng” góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập môn hình học cho học sinh lớp 8
- Mã tài liệu: BM8220 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1622 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS DL Ngô Thời Nhiệm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS DL Ngô Thời Nhiệm |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng dạy học tích hợp trong bài: “trục đối xứng” góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập môn hình học cho học sinh lớp 8”:
Việc vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học các tiết ôn tập sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng dạy học tích hợp kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh thực tế mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học. Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.
Để phát triển năng lực toàn diện cho học sinh thì phương pháp dạy học tích hợp là một phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Trong Dạy học tích hợp giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác phục vụ cho giảng dạy của bộ môn mình phụ trách để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Hưởng ứng cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” của Phòng GD&ĐT Bá Thước phát động và sự quan tâm của BGH trường THCS Tân Lập. Tôi đã soạn giảng bài “Đối xứng trục” HÌNH HỌC 8 theo chủ đề này và đã đạt được những kết quả khả quan trong việc giảng dạy tại trường THCS Tân Lập. Vì vậy tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này để chia sẻ cùng đồng nghiệp và mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để sáng kiến này áp dụng đạt kết quả cao hơn, cùng nhau góp sức cho ngành giáo dục đạt hiệu quả cao hơn vì thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu về đề tài này để được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Hình học nói chung và hình học lớp 8 nói riêng.
– Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THCS – Lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, khiến cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà trong một tiết học, các em có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác nhau.
– Tìm hiểu một số bài dạy có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học.
– Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu… và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bài “Đối xứng trục” HÌNH HỌC 8 có tích hợp kiến thức của các môn Vật lý, Sinh học, Mỹ thuật, Công nghệ, Lịch sử, Địa lý và tình huống thực tiễn.
Học sinh khối lớp 8 trường THCS Tân Lập trong 2 năm học ………… và …………
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp. Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Hình học 8. Sử dụng phần mềm mindmap thiết kế bản đồ tư duy
– Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học tập của học sinh.
– Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
– Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
– Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm sinh học…
2.1.1. Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
– Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực rõ ràng.
– Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
– Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
– Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
2.1.2 Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
– Lấy người học làm trung tâm.
– Định hướng, phân hóa năng lực người học.
– Dạy và học các năng lực thực tiễn.
– Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
– Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2.1.3 Các quan điểm tích hợp trong dạy học hiện nay:
– Tích hợp “đơn môn”: Xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của một môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ.
– Tích hợp “đa môn”: Một chủ đề trong nội dung học tập có liên quan với những kiến thức, kỹ năng thuộc một số môn học khác nhau. Các môn tiếp tục được tiếp cận riêng, chỉ phối hợp với nhau ở một số đề tài nội dung.
– Tích hợp “liên môn”: Nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống đòi hỏi muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của những môn học khác nhau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]