SKKN Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa Lí 8
- Mã tài liệu: BM8029 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 552 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa Lí 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Phương pháp nêu vấn đề
– Phương pháp dạy học dự án
– Phương pháp thuyết trình
– Phương pháp dạy học và làm việc theo nhóm
Mô tả sản phẩm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành sáng kiến với nội dung đề tài: “Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí 8”. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban quản lý VQG Cúc Phương; Ban giám hiệu của ba nhà trường: THCS Cúc Phương, THCS Văn Phú, THCS Văn Phong; Hội phụ huynh học sinh trường THCS Văn Phú và sự tham gia nhiệt tình của học sinh lớp 8A trường THCSVăn Phú; Sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp đại diện cho các PGD trong toàn tỉnh về dự chuyên đề. Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo Ninh Bình, phòng GD&ĐT đã quyết định đến sự thành công của Chuyên đề cấp tỉnh môn Địa lí với nội dung “Tìm hiểu đặc điểm sinh vật dưới hình thức tham quan học tập tại VQG Cúc Phương” đã được tổ chức ở tại phòng GD&ĐT huyện Nho Quan vào ngày ……….vừa qua.
Sáng kiến này là kết quả của việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo và thực nghiệm trong suốt thời gian dạy học và thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học trên tinh thần phát triển năng lực học tập của học sinh. Hy vọng rằng sáng kiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí và hiệu quả của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Địa lí nói riêng, trong dạy học các môn xã hội nói chung; từ đó giúp giáo dục học sinh một cách toàn diện. Trên cơ sở đó, sáng kiến nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người Việt Nam như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt | Viết tắt | Nội dung |
1 | HST | Hệ sinh thái |
2 | GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
3 | VQG | Vườn quốc gia |
4 | THCS | Trung học cơ sở |
5 | GV | Giáo viên |
6 | HS | Học sinh |
7 | SGK | Sách giáo khoa |
8 | NXB | Nhà xuất bản |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng di sản văn hóa, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập nghiên cứu tại thực địa; giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy có lồng ghép nội dung giáo dục địa phương, di sản văn hóa trong dạy học địa lí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di sản văn hóa ở địa phương: nguồn tư liệu về vườn quốc gia Cúc Phương.
Giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, kĩ năng thực hành môn địa lí, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn. Hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em đối với môn học, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách toàn diện. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và rèn luyện các kỹ năng sống và kỹ năng địa lí cho học sinh.
Phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các di sản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Di sản chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di sản còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước.
Cung cấp cho học sinh các kiến thức về giá trị, chức năng, ý nghĩa của di sản, từ đó nâng cao nhận thức của các em về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của địa phương, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Đó là lí do nhóm địa lí của phòng GD&ĐT huyện Nho Quan thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa lí 8”. Với mục đích đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, nhằm tiếp cận dần với mô hình trường học mới sẽ được thực hiện trong những năm tới.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của các cấp về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, phòng GD&ĐT huyện Nho Quan nói chung và nhóm địa lí nói riêng tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo:
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”;
Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”;
Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày ……….của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học ……….đối với GDTrH đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm năm học, trong đó có nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh m
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]