SKKN Sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12
- Mã tài liệu: MP0889 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 550 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 52 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 “ triển khai các biện pháp như sau:
I2.3. Sử dụng di tích lịch sử – văn hóa ở Quỳnh Lưu – Nghệ An để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12
2.3.1. Những nguyên tắc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trong giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THPT
2.3.2. Di tích lịch sử – văn hóa ở huyện Quỳnh Lưu được sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12
2.4. Các hình thức sử dụng di tích lịch sử – văn hóa ở Quỳnh Lưu để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12
2.4.1. Dạy học tiết lịch sử địa phương trên lớp (nội khóa)
2.4.2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa
2.4.3. Hoạt động trải nghiệm tại di tích
2.4.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU – NGHỆ AN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
TT | MỤC LỤC | Trang |
PHẦN I | ĐẶT VẤN ĐỀ | |
1.1 | Lý do chọn đề tài | 1 |
1.2 | Tính mới của đề tài | 2 |
1.3 | Mục đích nghiên cứu | 2 |
1.4 | Đối tượng, phạm vi nghiên cứu | 2 |
1.5 | Nhiệm vụ nghiên cứu | 3 |
1.6 | Phương pháp nghiên cứu | 3 |
PHẦN II | NỘI DUNG | |
2.1 | Cơ sở lí luận | 4 |
2.2 | Cơ sở thực tiễn | 6 |
2.3 | Sử dụng di tích lịch sử – văn hóa ở Quỳnh Lưu – Nghệ An để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 | 8 |
2.4 | Các hình thức sử dụng di tích lịch sử – văn hóa ở Quỳnh Lưu để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 | 18 |
2.5 | Kết quả nghiên cứu | 43 |
PHẦN III | KẾT LUẬN | |
3.1 | Kết luận | 46 |
3.2 | Bài học kinh nghiệm | 46 |
3.2 | Kiến nghị | 47 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Trong giáo dục phổ thông hiện nay, các môn xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh và tư duy của con người. Do vậy, dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em lòng tự hào để từ đó các em thêm yêu quê hương, đất nước mình hơn.
Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng ở trường học từ trước đến nay vẫn còn nặng nề về nội dung, lý thuyết, thường chỉ đề cập đến việc mô tả, thống kê các sự kiện; phương pháp truyền đạt chưa thực sự đổi mới, hấp dẫn, thiếu tính liên hệ, các tư liệu, hình ảnh minh họa chưa thực sự sống động, các hoạt động trải nghiệm thực tế còn ít. Vì thế, đa phần học sinh phổ thông không chú ý đến lịch sử, hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương nơi mình đang sinh sống còn rất hạn chế.
Ngày 16 tháng 01 năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành Công văn liên ngành số 73/HD – BGD&ĐT-BVHTTDL để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX”. Theo đó, vai trò của di tích lịch sử – văn hóa trong dạy học đã được khẳng định và chú trọng.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, việc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trong tổ chức dạy học bộ môn lịch sử cần có những thay đổi. Đó là việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực. Việc dạy học lịch sử bằng hệ thống di tích lịch sử – văn hóa là một nội dung của việc dạy học khám phá, dạy học bằng việc trao quyền chủ động cho học sinh. Các em sẽ là người tự tìm tòi, khám phá, làm sáng tỏ các sự kiện liên quan đến các sự kiện lịch sử dân tộc, địa phương trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Việc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trong dạy học lịch sử địa phương sẽ góp phần phát huy năng lực học sinh, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh.
Quỳnh Lưu – Nghệ An từ xưa đến nay không chỉ được biết đến là mảnh đất trọng yếu, có vị trí chiến lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc, mà còn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sử – văn hóa phong phú và đa dạng. Di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương Quỳnh Lưu đóng vai trò là nguồn tư liệu, phương tiện trực quan vô giá trong dạy học lịch sử. Việc sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa ở địa phương Quỳnh Lưu vào dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống… trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp học sinh nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Quỳnh Lưu – Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử địa phương lớp 12 tại trường THPT Quỳnh Lưu 4” để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học lịch sử địa phương ở trường THPT, hướng tới mục đích giáo dục con người một cách toàn diện.
1.2. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài hoàn toàn mới, chưa có đồng nghiệp nào đề cập đến. Đề tài chứng minh được tính cần thiết và khả thi của việc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa trong dạy học lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra được các hình thức, biện pháp sử dụng hiệu quả các di tích lịch sử – văn hóa địa phương, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
Nếu áp dụng việc sử dụng di tích lịch sử – văn hóa ở địa bàn Quỳnh Lưu vào dạy học lich sử địa phương một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]