SKKN Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy tiết thực hành môn Hình lớp 9
- Mã tài liệu: BM9256 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 889 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Mạch Kiếm Hùng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy tiết thực hành môn Hình lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Giáo viên cho học sinh xem hình mẫu, giới thiệu hoạt động, hướng dẫn cách làm các dụng cụ thực hành.
– Giao nhiệm vụ đến cá nhân, tổ, nhóm nhiệm vụ cần thực hiện và thời gian hoàn thành.
– Kiểm tra kết quả thực hiện của các tổ, nhóm. Lập kế hoạch thực hành tiếp theo.
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu:
- Lý do chọn đề tài.
Toán học có nguồn góc từ thực tiễn, bộ môn Hình học xuất phát từ thực tiễn đo lại ruộng đất hằng năm bị lũ lụt ven bờ sông Nin.
Trong nhà trường phổ thông, hình học có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần phát triên nhân cách; rèn luyện tính thẩm mĩ; khả năng tư duy, sáng tạo …cho học sinh. Tiết học thực hành “Học đi đôi với hành” giúp học sinh nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức và biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào các ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
Phân phối chương trình Hình học lớp 9 trong trường THCS, bao gồm các tiết thực hành 13; 14; 15: Thực hành đo chiều cao, đo khoảng cách vị trí không thể đo trực tiếp được. Để thực hiện tốt các tiết thực hành, đòi hỏi phải có “Giác kế” dụng cụ đo góc. Trong trường, các bộ giác kế được cấp về, sau nhiều năm sữ dụng hầu như hỏng hoàn toàn. Không có dụng cụ, các tiết học thực hành giáo viên thường chỉ giới thiệu bằng lí thuyết. Do đó, học sinh hiểu bài một cách mơ hồ, trừu tượng. Không biết vận dụng giữa kiến thức lí thuyết và ứng dụng thực tế.
Do, thời lượng thực hành trong phân phối chương trình ít, dụng cụ đo góc của nhà trường thiếu, nhu cầu vận dụng thực tế của học sinh cao, bản thân nãy ra ý nghĩ: Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy tiết thực hành môn hình học lớp 9, tại trường THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa, huyện krông Ana- tỉnh Đắk Lắk
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Dạy học hiệu quả, các tiết thực hành 13; 14; 15 môn hình lớp 9, tại trường Lê Văn Tám.
Sử dụng giác kế và các đồ dùng tự tạo của giáo viên và học sinh, làm dụng cụ thực hành cho tiết học.
Ứng dụng một số tính chất hình học: Góc, các tam giác đặc biệt, tam giác đồng dạng… Áp dụng đo khoảng cách, chiều cao gián tiếp (không đo được trực tiếp) trong thực tế.
Các ứng dụng thực hành, chính là cơ sở cho việc đo đạc bằng máy móc hiện đại sau này.
Học sinh hiểu, biết vận dụng các dụng cụ đo góc cho mỗi tình huống hợp lí trong quá trình đo đạc.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số loại giác kế đo góc.
Một số ứng dụng về góc, tam giác đặc biệt, tam giác đồng dạng mà học sinh đã được học.
Một số tình huống đo đạc, không thể đo trực tiếp mà chỉ đo gián tiếp.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Kiến thức Hình học THCS.
Dạy học các tiết thực hành, bộ môn Hình học lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám.
Kết quả thực hiện, qua các năm học: ……….; ………..
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đàm thoại với học sinh.
Phương pháp quan sát thực hành của học sinh.
Phương pháp so sánh (giữa sữ dụng và không sữ dụng kết quả của đề tài).
Phương pháp thống kê sô liệu (kết quả sau thực hành).
Phương điều tra, đánh giá kết quả.
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán trong nhiều năm liền, tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết của học sinh vào các bài thực hành gặp rất nhiều khó khăn. Hình học là môn học trực quan, hình vẽ trên sách vở là các hình ảnh tĩnh, khi quan sát học sinh khó hình dung, để mô tả hình ảnh thực đòi hỏi phải có mô hình thực, học sinh phải “Mắt thấy, tai nghe, tay sờ…” tự thực hiện.
Tiết thực hành môn Hình 9, thời lượng chỉ được dạy 3 tiết. Trường hợp không có giác kế, thường thì giáo viên thể hiện tiết dạy bằng cách trình bày lí thuyết. Vô tình làm sai yêu cầu tiết dạy, học sinh khó hiểu bài và tính thực tiễn của môn học chưa được thể hiện. Nhiều bài học về góc, dụng cụ đo góc học sinh nắm một cách mơ hồ. Phương pháp dạy học mới “Học sinh tự tìm tòi khám phá, vận dụng thực tế…”, không được đáp ứng.
Vì sự phát triển trí tuệ của học sinh, sự sáng tạo trong dạy học, hạn chế tình trạng dạy chay, học chay đã thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng: ” Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy học tiết thực hành lớp 9″.
2. Thực trạng
- . Thuận lợi- khó khăn
Thuận lợi:
Vật liệu tự tạo giác kế dễ tìm, dể thực hiện.
Tất cả học sinh có thể thực hiện, khi được hướng dẫn.
Dụng cụ làm một lần, có thể thực hành nhiều lần.
Khó khăn:
Địa hình để thực hiện các tiết thực hành không thuận lợi (Khó tìm vị trí phù hợp nội dung thực hành).
Các tiết thực hành thường thực hiện liên tục, nhưng các tiết Thời khóa biểu lại tách rời.
2.2. Thành công- hạn chế
Thành công:
Giáo viên và học sinh, có thể tự làm giác kế phục vụ tiết thực hành.
Tạo được tính tự giác, tính kỉ luật và cách làm việc có tổ chức của một nhóm, một tổ trong lớp học.
Hạn chế:
Khi sử dụng giác kế tự tạo thì độ chính xác trong đo đạc không cao (Kết quả chênh lệch các nhóm nhiều và chỉ mang tính tương đối).
Thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến nội dung tiết học, khi học sinh thực hành ngoài trời.
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
Mặt mạnh:
Giáo viên, tổ chức tiết dạy theo đúng theo mục tiêu của bài học.
Hoạt động của học sinh, thể hiện được tính tương tác cao trong học tập.
Khai thác tối đa dụng cụ thực hành đã chuẩn bị.
Mặt yếu:
Nếu tổ chức không tốt, các nhóm thực hành không hiệu quả.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]