SKKN Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong daỵ học Địa lí 12 góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham giacác hoạt động kinh tế – xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên
- Mã tài liệu: MP1052 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 488 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Trần Thị Hương Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Trần Thị Hương Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phạm Hồng Thái |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong daỵ học Địa lí 12 góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên
3.1.1. Phương pháp dạy học theo dự án .
3.1.2. Phương pháp đóng vai.
3.1.3. Phương pháp tình huống
3.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học tích hợp liên môn là một xu thế được các quốc gia trên thế giới và Việt Nam triển khai thực hiện, nhất là trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, Bộ GD –ĐT tiếp tục chỉ đạo các cở sở tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “ tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần tiếp tục được ưu tiên.
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông nói chung cũng như môn Địa lí và GDCD nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kĩ năng và phẩm chất cho học sinh; Đồng thời giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn của học sinh chưa thật sự hiệu quả dẫn tới việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là trong các môn học thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội. Nguyên nhân là do các môn học này chưa thật sự gây được hứng thú cho học sinh, ngoài ra các em chưa biết cách tổng hợp hoặc chưa có ý thức trong việc tổng hợp, vận dụng kiến thức của các môn học với nhau khi vận dụng các kiến thức đã học, xử lí các hiện tượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; làm cho các em ngại tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội của địa phương. Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm học chúng tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí và GDCD làm cho hiệu quả hai môn học được nâng cao, đồng thời tạo cho học sinh thói quen tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động kinh tế – xã hội nơi các em và gia đình sinh sống. Chính vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: “Sử dụng kiến thức liên môn Địa lí và GDCD trong daỵ học Địa lí 12 góp phần phát huy năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên ”
2. Mục đích của đề tài
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
Góp phần tạo hứng thú trong môn học GDCD và môn Địa lí; khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh.
Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội cho học sinh THPT ở địa bàn huyện Hưng Nguyên
3. Tính mới của đề tài
Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Phạm
Hồng Thái nói riêng và các trường THPT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên nói chung. Đề tài đã khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính hệ thống trong việc tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội. Tên đề tài có thể là không mới hoặc đã có những tác giả khai thác nhưng nội dung của đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân chúng tôi đã đúc kết lại trong quá trình giảng dạy của mình và đã được kiểm định qua thực tế. Đề tài đã góp phần nâng cao tính hứng thú, hấp dẫn và hiệu quả cho các giờ học. Đồng thời phát huy tối đa khả năng tính tích cực, chủ động độc lập sáng tạo, tự giác trong quá trình học tập của học sinh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ở môn Giáo dục công dân 11 và môn Địa lí 12
- Thực nghiệm tại trường THPT Phạm Hồng Thái – Hưng Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Năm học 2021- 2022 và năm học 2022 – 2023
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp thu thập, xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phỏng vấn
- Nghiên cứu năng lực, kết quả học tập của học sinh các lớp trong sự đối sánh với nhau.
- Báo cáo trước tổ, nhóm, hội đồng khoa học nhà trường nhận được những đóng góp, ý kiến của các thành viên.
- Thông qua kinh nghiệm thực hiện giảng dạy đối với Chương trình đổi mới SGK bậc THPT.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Dựa trên cơ sở định hướng đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học
1.1. Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn
1.1.1. Khái niệm về dạy học liên môn
Theo từ điển giaó dục học: Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.
Dạy học những kiến thức liên quan từ hai môn trở lên theo phương pháp tích hợp gọi là dạy học tích hợp liên môn. Khi dạy học tích hợp liên môn, chủ đề bài học sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến nhiều môn học (từ 2 môn trở lên). Những kiến thức này thể hiện trong ứng dụng của những kiến thức môn học liên quan trong cùng một hiện tượng, quá trình tự nhiên hay xã hội
Ví dụ như lồng ghép giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường trong bài Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (bài 12 –GDCD 11) Khi dạy bài Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Bài 14 – Địa lí 12)
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học
- Đối với học sinh
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, kích thích hứng thú học tập của HS, các em hào hứng khi tham gia tiết học; từ đó phát huy tính tích cực của HS.
Dạy học liên môn giúp học sinh trở nên năng động hơn, biết tư duy vận dụng các môn học khác nhau vào trong cuộc sống, tăng cường tư duy tổng hợp, khả năng tự nghiên cứu, tự học tốt hơn. Học sinh học kiến thức một cách linh hoạt, vận dụng theo cách riêng của mình.
Dạy học liên môn cũng góp phần hình thành cho HS thói quen khi xem xét một vấn đề phải đặt trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]