SKKN Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình lịch sử lớp 12 – THPT
- Mã tài liệu: MP0884 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 907 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thạch Thành 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thạch Thành 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình lịch sử lớp 12 – THPT “ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung
* Nội dung kiến thức của bài học được tích hợp với kiến thức văn học
* Những kiến thức văn học được sử dụng để tích hợp dạy học các nội dung kiến thức trong bài: “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” chương trình lịch sử 12
2.3.2. Thiết kế tiến trình sử dụng kiến thúc văn học trong dạy bài: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”
– Mục I.1. Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
– Mục I.2. Các chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp
– Mục I.3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
– Mục II.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
– Mục II.2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
– Mục II.3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu | 1 |
1.1. Lí do chọn đề tài | 1 |
1.2. Mục đích nghiên cứu | 1 |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | 1 |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | 1 |
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm | 2 |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | 2 |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | 2 |
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề | 3 |
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chung | 3 |
2.3.2. Thiết kế tiến trình sử dụng kiến thúc văn học trong dạy bài: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” | 5 |
2.3.3. Thiết kế giáo án minh hoạ | 7 |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | 1 |
3. Kết luận, kiến nghị | 1 |
3.1. Kết luận | 1 |
3.1.1. Những bài học kinh nghiệm: | 1 |
3.1.2. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến kinh nghiệm | 1 |
3.2. Kiến nghị | 1 |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực – chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn – giảng giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học – vừa là đối tượng – vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình.
Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc.
Trong những năm gần đây kết quả các kì thi đại học, cao đẳng cho thấy đa số học sinh không nắm được những kiến thức của Lịch sử dân tộc, tỉ lệ điểm môn lịch sử đạt trên điểm trung bình rất thấp, điều đó làm cho chúng ta không khỏi băn khoăn và càng thấy sự cấp bách của việc thay đổi phương pháp dạy học.
Bản thân là một giáo viên dạy lịch sử nhiều năm và cũng được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng kiến thức văn học để nâng cao hiệu quả dạy bài “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” ở chương trình lịch sử lớp 12 – THPT .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức cần thiết, liên kết hệ thống kiến thức giữa các môn học với nhau, đặc biệt là kiến thức văn học với môn lịch sử để các em mở rộng vốn hiểu biết để phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, yêu cầu đặt ra là: Giáo viên nên kết hợp phương pháp dạy học tích hợp liên môn Văn – Sử – Địa trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng tư liệu văn học trong bài 12:“phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” để nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học phần lịch sử Việt Nam ở chương trình lớp 12 – THPT, cho đối tượng học sinh lớp 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết thông qua việc thu thập, sưu tầm tài liệu, giáo trình liên quan đến đề tài.
Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin thông qua tìm hiểu tâm lí học sinh. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin thông qua việc kiểm tra kiến thức lịch sử ở học sinh.
Lập dàn ý, bố cục đề tài và chọn lọc các phương pháp thực hiện phù hợp.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số 3535/BGDĐT – GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; công văn số 791/HD – BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 về hướng dẫn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; công văn số 5555/ BGDĐT – GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng; các công văn hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm. Theo đó, từ năm học 2013 – 2014, các trường THPT đã chủ động trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Theo đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học đối với các môn học ở cấp THPT trong đó có môn lịch sử là vấn đề cần thiết hiện nay ở các nhà trường THPT.
Dạy học lịch sử là một quá trình giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử nhân loại nói chung cũng như những kiến thức của lịch sử dân tộc nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Lịch sử nó vốn tồn tại khách quan và đã diễn ra trong quá khứ cho nên muốn học sinh tiếp thu được vấn đề đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau sao cho đạt kết quả cao.
Với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động lĩnh hội tri thức càng đòi hỏi người thầy giáo phải khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực để thu hút sự chú ý của học sinh.
Chúng ta cũng thường nghe nói “Dạy học là một nghệ thuật”, đã nói là “nghệ thuật” thì bằng mọi cách người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tùy theo nội dung của từng tiết học mà giáo viên viên lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn và từng đối tượng học sinh. Không những thế giáo viên còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp…và đặc biệt là phải có sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều do kĩ năng vận dụng tốt các phương pháp giúp học sinh hiểu bài, nắm bài và vận dụng thực tế vào cuộc sống.
Chính vì thế bên cạnh việc sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học, giáo viên cũng cần liên hệ và sử dụng các môn học có liên quan theo hướng tích hợp.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
“Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu bài học. Tình hình này lại càng trở nên đáng lo ngại hơn khi mà trường THPT Thạch Thành 1 chúng tôi, một trường đóng trên địa bàn khu vực miền núi, mặt bằng kinh tế, giáo dục cũng như dân trí thấp, đang thiếu thốn về cơ sở vật chất – kĩ thuật thông tin, nên rất khó khăn trong công tác giảng dạy. Mặt khác, tài liệu tham khảo cũng chưa đủ, nếu không muốn nói là rất thiếu. Trong tình trạng đó, đại đa số giáo viên THPT chỉ biết bám vào sách giáo khoa một cách lệ thuộc, truyền thụ kiến thức đơn thuần theo phương pháp “đọc – ghi”, làm cho tiết học trở nên khô khan đối với học trò. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh không thích học bộ môn Lịch Sử.
Cá nhân tôi đã có 15 năm liên tục giảng dạy lịch sử, đã trải qua nhiều môi trường giảng dạy (do phải chuyển trường), từ thực tế đó tôi đã có điều kiện để dự rất nhiều giờ của các đồng nghiệp khác nhau. Qua dự giờ, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất quý giá. Một trong số những kinh nghiệm đó là: khi áp dụng kiến thức văn học vào việc giảng dạy Lịch sử rất gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Điều này cũng đã được nhiều đồng nghiệp của tôi thừa nhận và học hỏi sau khi họ dự giờ của cá nhân tôi. Từ kinh nghiệm này, nhiều giáo viên đã bước đầu mạnh dạn đưa kiến thức văn học vào trong bài giảng nhằm minh họa cho một số sự kiện Lịch sử trong bài dạy. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn. Khi cô giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ cô giáo đọc để chép vào sổ tay. Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua trao đổi với các đồng nghiệp một cách chân tình, tôi đã nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt của họ. Chính nhiều người trong số các đồng nghiệp của tôi cũng đã thừa nhận rằng họ đã thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức thơ văn vào trong tiết dạy thì thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]