SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Địa lí lớp 10
- Mã tài liệu: MP1002 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 956 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Sơn Thịnh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 45 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Sơn Thịnh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Địa lí lớp 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
+ Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
+ Kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi”
+ Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
+ Kĩ thuật “Bể cá”
+ Kĩ thuật “Động não”
+ Kĩ thuật “Tia chớp”
+ Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”
Mô tả sản phẩm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SƠN THỊNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Lĩnh vực: Phương pháp giảng dạy)
“ SỬ DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10
TẠI TRƯỜNG THPT SƠN THỊNH”
“
Tác giả/đồng tác giả :
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Địa lí
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Sơn Thịnh
Yên Bái, tháng 01 năm 2022
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn
Địa lí lớp 10 tại trường THPT Sơn Thịnh”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: sáng kiến được ứng dụng trong công tác giảng dạy môn Địa lí lớp 10 tại Trường THPT Sơn Thịnh .
- Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022 hướng nghiên cứu sáng kiến vẫn tiếp tục được ứng dụng trong công tác giảng dạy môn Địa lí tại Trường THPT Sơn Thịnh
- Tác giả:
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
- Tình trạng biện pháp đã biết.
1.1. Thực trạng trước khi áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực.
Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí chưa đồng bộ:
Đối với giáo viên:
Đổi mới phương pháp dạy học được Bộ giáo dục triển khai tập huấn và nhân rộng từ năm học 2013 – 2014. Tuy nhiên, trong hoạt động dạy học, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới từ đó đến nay tôi nhận thấy đạt được những ưu điểm và hạn chế sau:
Về ưu điểm:
- Hàng năm tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học được cụ thể hóa trong việc đổi mới phương thức và chất lượng bài soạn (kế hoạch bài dạy/giáo án), xây dựng ngân hàng câu hỏi/bài tập, ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá HS.
+ Trong việc đầu tư soạn giảng và thực hiện các tiết dạy trên lớp các thành viên của tổ chuyên môn đã tích cực sử dụng các PPDH và KTDH tích cực như:
- Kế thừa, sử dụng hiệu quả các PPDH truyền thống theo định hướng phát triển năng lực.
- Đa dạng hóa các hình thức dạy học, việc học tập đã bước đầu không còn bó hẹp trong phạm vi phòng học, trong nhà trường hay tại lớp học mà còn diễn ra ở nhà, ở các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.
- Sử dụng các tiêu chí của Bộ GD&ĐT và các tiêu chí đánh giá của Sở GD&ĐT Yên Bái trong việc đánh giá bài soạn thông qua các đợt kiểm tra hồ sơ, giáo án và bài dạy của giáo viên.
Về hạn chế:
- Nhận thức cơ bản về đổi mới PPDH và KTDH theo định hướng phát triển năng lực người học của một vài giáo viên còn chưa thực sự sâu sắc và đầy đủ.
- Việc thực hiện đổi mới PPDH và KTDH theo định hướng phát triển năng lực người học còn chưa đồng bộ, một số GV tích cực thực hiện không chỉ thông qua các tiết hội giảng, thi GVG các cấp mà thường xuyên thực hiện trên lớp, bên cạnh đó vẫn còn một vài GV thực hiện chưa thường xuyên, chất lượng tiết dạy chưa cao, chưa thể hiện được sự đổi mới hoặc thực hiện không đúng bản chất của việc sử dụng các PPDH và KTDH mới, vẫn còn nặng về sử dụng các PPDH truyền thống.
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa thực sự đồng bộ, tâm lí e ngại đổi mới hoặc sử dụng các PPDH, KTDH tích cực chưa đúng với bản chất cũng là một trong những trở ngại cho việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực người học.
- Ở một số vùng miền chưa thấu hiểu được đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo phương pháp cổ truyền đọc, chép, thuyết trình, không gây hứng thú cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy giáo viên không đầu tư soạn bài, không chịu đổi mới phương pháp giảng dạy nên hiệu quả giảng dạy chưa cao và không thu hút được học sinh học tập bộ môn.
- Một số nơi hoạt động tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu, sinh hoạt chuyên môn mang tính chất hành chính, máy móc, chưa thực sự đi vào sinh hoạt theo các chuyên đề vì vậy không định hướng được cho các giáo viên trong tổ thấy sự cần thiết phải đối mới phương pháp dạy học.
Đối với học sinh:
Ưu điểm:
- Đa số học sinh đã được tiếp cận và thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thông qua việc tiến hành đổi mới PPDH và KTDH theo hướng tăng cường tính tự học, các kĩ năng của học sinh đã được hình thành, bao gồm các kĩ năng chung và kĩ năng chuyên biệt bộ môn. Bước đầu, học sinh đã vận dụng được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Qua đó, năng lực của học sinh đã được bộc lộ, đáp ứng được mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Hạn chế:
- Việc thực hiện đổi mới PPDH và KTDH theo hướng phát huy tính tự học của HS còn chưa được thực hiện đều tay giữa các giáo viên. Một số HS chưa được tiếp cận thường xuyên với sự đổi mới, còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, năng lực chưa được bộc lộ hoặc chậm được bộc lộ.
- Việc kiểm tra đánh giá còn nặng về một chiều, HS chưa được tham gia đánh giá lẫn nhau, tính tích cực chủ động trong các hoạt động của cá nhân, nhóm chưa nhiều.
- Học sinh: học thụ động, ghi nhớ máy móc, chưa chăm học. Ảnh hưởng bởi những tiêu cực của xã hội , không chịu khó chuẩn bị bài trước khi lên lớp. Trong giờ học không tập trung, mất trật tự, làm việc riêng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]