SKKN Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12
- Mã tài liệu: MP0887 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 796 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Trường Tộ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Trường Tộ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12“ triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, chốt ý
3.2. Phương pháp thảo luận nhóm
3.3. Phương pháp trực quan
3.4. Kỹ thuật trình bày một phút
3.5. Kỹ thuật 3.2.1
Mô tả sản phẩm
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã trở nên phổ biến rộng rãi, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động và đạt hiệu quả. Lớp học trực tuyến không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Giờ đây, trước Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu đó càng bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc phát huy trong chuyển đổi số để thúc đẩy học tập suốt đời, tạo ra các phương thức học mới, hiệu quả, tiết kiệm, thuận tiện là đóng góp thiết thực của công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
Năm học 2021-2022, trước sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Dựa theo Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường dạy học qua internet, dạy học qua truyền hình trong thời gian học sinh nghỉ đến trường để phòng, chống Covid-19. Nghệ An là một trong những địa phương tổ chức lễ khai giảng trực tuyến vào đúng vào ngày 5/9 và bắt đầu năm học mới bằng hình thức trực tuyến từ sau ngày khai giảng đối với những địa phương thực hiện Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch Covid-19. Dù có nhiều hạn chế nhưng dạy học trực tuyến đã, đang và sẻ trở thành sự lựa chọn tôi ưu, một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học.
Là giáo viên chắc hẳn các thầy cô cũng đã từng trăn trở làm thế nào để giờ học diễn ra hiệu quả, không khí lớp học diễn ra thoải mái nhẹ nhàng với mình cũng như học sinh và làm thế nào để học sinh có hứng thú trong việc học?
Đối với một giờ học trên lớp, trong không gian lớp học, thầy và trò được trao đổi trực tiếp, các hoạt động diễn ra nhịp nhàng đôi khi vẫn không tránh khỏi sự nhàm chán hay hoạt động dạy – học chưa thực sự hiệu quả. Vậy khi học sinh học tập trực tuyến, không gian học tập bị hạn chế, tương tác giữa thầy cô và học sinh bị giảm đi đáng kể, làm thế nào để tiết học vẫn diễn ra một cách hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của mình hẳn là một bài toán mà các thầy cô quan tâm. Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của mình, cùng với việc thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời gian vừa qua, tôi mạnh dạn nghiên cứu: Sử dụng một số phương pháp tích cực dạy học trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12 tại trường trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ –
Hưng Nguyên nhằm giúp thầy cô có cách làm phù hợp để giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức một cách tốt nhất khi tham gia học trực tuyến.
- Mục đích đề tài
Chia sẻ kinh nghiệm nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12 nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nói chung.
- Tính mới và đóng góp của của đề tài
-
- Lần đầu tiên đề tài được áp dụng tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ.
Đề tài đã khai thác và trang bị cho học sinh những phương pháp, kĩ năng trong việc tổ chức hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động khi học bài Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12 ban cơ bản.
- Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả trong dạy học trực tuyến môn Lịch sử.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
-
- Bài 10 “Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX” – Lịch sử 12 ban cơ bản.
- Thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ – Hưng Nguyên – Thời gian năm học 2021-2022.
-
- Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
+ Thực nghiệm sư phạm, tham khảo và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.
Phần II: NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
1.1. Quan điểm dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học
Theo Wikipedia, giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là E-learning) là phương pháp học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Người dạy và người học sẽ sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh; hình ảnh, các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy tính bảng). Các bài giảng tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video…) được đưa lên các nền tảng và giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn có các khoá học cùng thời gian thực hiện có sự tham gia và tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần dần trở thành xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học nhằm thích ứng với tình hình mới.
Dạy học trực tuyến có những ưu điểm và khó khăn:
⮚ Những ưu điểm:
- Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh: Trong Thông tư 09 của Bộ GDĐT đã chỉ rõ mục đích của dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh.
- Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên internet để phục vụ việc dạy và học. Thông qua dạy học trực tuyến, giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Dạy học trực tuyến tạo điều kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như Tự chủ và tự học, năng lực tin học, năng lực công nghệ, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đây là 4 trong số 10 năng lực cốt lõi mà chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đặt mục tiêu hình thành và phát triển cho người học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]