SKKN Sử dụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương IV Lịch Sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 – lớp 12 THPT
- Mã tài liệu: MP0858 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1190 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lý Thường Kiệt |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương IV Lịch Sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 – lớp 12 THPT“ triển khai các biện pháp như sau:
3.2.1. Sử dụng phim tài liệu kết hợp với câu hỏi nêu vấn đề
3.2.2. Sử dụng phim tài liệu kết hợp với bản đồ
3.2.3. Sử dụng phim tài liệu kết hợp với hình ảnh lịch sử
3.2.4. Hướng dẫn học sinh tự biên tập video clip về một chủ đề hay sự kiện lịch sử từ các ảnh tư liệu
3.2.5. Sử dụng phim tài liệu kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức trò chơi lịch sử
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay đòi hỏi giáo dục nước ta phải có sự đổi mới căn bản, toàn diện. Cùng với các bộ môn khác ở trường phổ thông, môn Lịch sử ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về Lịch sử thế giới, Lịch sử dân tộc và địa phương còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm và chú ý phát triển các năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. [35; tr.3].
Trong thực tế dạy học ở trường Phổ thông, một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh chưa có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về vị trí, vai trò của bộ môn Lịch sử cũng như sự cấp thiết phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Tình trạng dạy học theo lối truyền thụ một chiều “thầy đọc trò chép”, chủ yếu dựa vào tài liệu sách giáo khoa mà ít quan tâm kết hợp khai thác các phương tiện dạy học hiện đại có tính trực quan cao nên đã hạn chế việc phát huy tính tích cực học tập Lịch sử của học sinh.Trong khi đó, đặc trưng của bộ môn Lịch sử cũng như nhận thức Lịch sử của học sinh đòi hỏi phải đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông. Đây là một trong những nguyên tắc dạy học hàng đầu trong lý luận và phương pháp dạy học lịch sử.
Ở một số trường Phổ thông được trang bị tốt phương tiện kỹ thuật dạy học (máy tính, máy chiếu, internet,…) nên giáo viên Lịch sử có điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện hiện đại này để trình chiếu tranh ảnh, phim tài liệu phục vụ dạy học Lịch sử. Tuy nhiên phần lớn giáo viên sử dụng Phim tài liệu chỉ ở mức độ minh họa Lịch sử và vẫn còn lúng túng trong việc khai thác phương tiện trực quan này theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Là một giáo viên giảng dạy Lịch Sử tại trường Phổ thông,Tôi nhận thấy việc sử dụng phim tài liệu trong giảng dạy là vô cùng cần thiết. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả Phim tài liệu sẽ góp phần tạo hứng thú trong học tâp, giúp học sinh lĩnh hội một cách chủ động kiến thức nên sẽ nhớ bài sâu và lâu hơn.
Hiện nay, có nhiều Phim tài liệu của trong và ngoài nước phản ánh về Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 được giới thiệu trên truyền hình, trên ấn phẩm CD hay trên trang Web YouTube.com. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên Lịch sử khai thác, sử dụng một cách hiệu quả trong dạy học Lịch sử khóa trình Lịch sử Việt Nam từ 1954 – 1975 ở lớp 12 Trung học phổ thông.
Từ những lí do trên,Tôi quyết định chọn đề tài “Sử dụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương IV Lịch Sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 – lớp 12 THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn phát triển thêm về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng PTL nhằm phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT.
- Xác định yêu cầu và đề xuất các hình thức, biện pháp khai thác sử dụng các đoạn PTL trong DHLS nói chung và DHLS Việt Nam giai đoạn 19541975 nói riêng nhằm phát triển năng lực HS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp sử dụng PTL nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học chương IV “ Việt Nam từ 1954 đến năm 1975”- lớp 12 THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sử dụng PTL trong DHLS ở trường THPT nhằm phát triển năng lực HS.
- Xác định các yêu cầu trong việc sưu tầm, chọn lọc và biên tập các đoạn PTL liên quan đến khóa trình Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn).
- Xác định yêu cầu và đề xuất các biện pháp sử dụng các đoạn PTL nhằmphát triển năng lực HS trong DHLS Việt Nam giai đoạn 1954-1975,lớp
12 THPT (chương trình chuẩn).
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm và kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm các biện pháp sử dụng các đoạn PTL mà sáng kiếnđề xuất, nhằm kiểm nghiệm, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn sử dụng PTL trong DHLS nhằm phát triển năng lực HS ở trường THPT thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ,…
- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình về kiến thức thông sử, sách giáo khoa liên quan đến khóa trình Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm những biện pháp đã được đề xuất trong đề tài và xử lí số liệu thống kê, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và phù hợp của đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu việc sử dụng các đoạn PTL nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học chương IV“ Việt Nam từ 1954 đến năm 1975”- lớp 12 THPT (chương trình chuẩn). Trong quá trình thực hiện đề tài, Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp khối 12.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Khẳng định tính mới của đề tài từ trước tới nay chưa giáo viên nào thực hiện đó là xác định các yêu cầu và đề xuất một số biện pháp sử dụng Phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử nói chung và dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 nói riêng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng Phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường Phổ thông.
- Sưu tầm, chọn lọc và biên tập hệ thống các đoạn Phim tài liệu cần được sử dụng trong dạy học chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” – lớp 12 THPT.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]