SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học “Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp” Địa lí Lớp 9
- Mã tài liệu: BM9009 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2149 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Sơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học “Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp” Địa lí Lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Xác định và tìm hiểu kiến thức liên môn có liên quan đến bài hoc
* Đối với giáo viên:
– Cần phải nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng
– Phải bao quát được toàn bộ lớp trong quá tŕnh giảng dạy, tạo được không khí thoải mái, Phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học
* Đối với học sinh.
– Phải có nhu cầu, học tập, có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
– Phải chuẩn bị nội dung bài bài mới mới chu đáo theo yêu cầu của giáo viên đã hưỡng dẫn.
– Phải mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, thái độ…của mình được bạn bè trong nhóm hoặc tập thể uốn nắn, điều chỉnh.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Đã từ lâu Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu đối với sự phát triển của một đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, Giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. đòi hỏi chất lượng dạy và học của thầy và trò cần phải được nâng cao để có được sản phẩm con người phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách. Trước đòi hỏi đó thì việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học theo hướng Tích hợp liên môn là hết sức cần thiết trong phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
Trường Trung học cơ sở Cẩm Long nơi tôi đang công tác là địa bàn thuộc xã vùng 135 của huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Đa số các em học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, điều kiện gia đình hết sức khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo trong toàn xã chiếm tới 55%. Bên cạnh đó việc tiếp cận với công nghệ thông tin, tham khảo tài liệu để phục vụ cho bài học, môn học là rất hạn chế. Rồi việc áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực đôi khi còn chưa phù hợp với đối tượng học sinh nên đã dẫn đến chất lượng các môn học đạt hiệu quả chưa cao, còn thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện.
Năm học …………là năm học bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Đây là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục nói chung, trường Trung học cơ sở Cẩm Long nói riêng. Thấy được sự thiết thực đối với tình hình chung của xã hội hiện nay và thực tế đối với ngôi trường nơi tôi đang công tác. Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy đối với môn Địa lý lớp 9 tại trường Trung học cơ sở Cẩm Long để nâng cao chất lượng bài học cho bộ môn của mình .
Môn Địa lí lớp 9 vừa là một môn khoa học tự nhiên, vừa là môn khoa học xã hội, có phạm trù rộng lớn, mô tả lại các đặc điểm tự nhiên, dân cư cũng như sự phát triển kinh tế của các vùng trên lãnh thổ Việt nam. Vì vậy học sinh phải biết tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố địa lí, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác học sinh còn phải biết phát hiện, cách khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên, môi trường hợp lí có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.… Vì vậy kiến thức của môn địa lí có liên quan đến rất nhiều các môn khoa học khác kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như: Toán Học, Hóa Học, giáo dục công dân… để giải quyết các tình huống.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 9 tại trường Trung học cơ sở Cẩm Long, trong những năm qua tôi thấy các tài liệu nghiên cứu về phương pháp dạy học tích hợp trong nhà trường đã có nhưng còn rất ít, việc giải quyết và khắc phục những nhược điểm trong giảng dạy còn gặp nhiều hạn chế. Bản thân tôi thấy rất rõ những ưu điểm và hiệu quả của phương pháp này. Vì thế tôi đã chọn đề tài này để đăng ký vào Sáng kiến kiến kinh nghiệm của mình : Đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học “Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp”. Địa lí Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cẩm Long.
2. Mục đích nghiên cứu:
Năm học …………là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết 29 (về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế). Để đáp ứng được những yêu cầu chung của xã hội trong việc giảng dạy bộ môn đạt kết quả cao thì “ Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học” là rất cần thiết trong các phương pháp Dạy học tích cực hiện nay.
– Góp phần nâng cao chất lượng giờ học, tạo hứng thú môn học .
– Góp phần giải quyết tình trạng ngại học, chán học, không biết cách học môn Địa lí ở trường hiện nay.
– Nâng cao năng lực hệ thống hóa kiến thức, phân tích tổng hợp kiến thức, vận dụng vào cuộc sống.
– Nâng cao năng lực tự học và tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong học tập.
– Phát huy tính tích cực trong giờ học.
– Để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường, đến lớp.
– Từ đó tạo điều kiện cho giáo viên hứng khởi trong dạy môn Địa Lí
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học “Sự phát triển và phân bố nông nghiệp”. Địa lí, Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cẩm Long
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này bản thân tôi đã sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau để xây dựng bài học như: Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ, bảng số liệu, biểu đồ, phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dùng phiếu học tập…. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng một số các kỹ thuật dạy học tích cực khác nhau như kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi để làm cho tiết học thêm sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho các em trong tiết học, Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản của bộ môn.
Bản thân tôi còn quan sát, phân loại, ghi chép thông tin, giải quyết vấn đề, vận dụng vào thực tế. Do đó trong chương trình môn Địa lí lớp 9 ở trường Trung học cơ sở Cẩm Long mục tiêu được xác định bằng:
+ Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Tích hợp môn Địa lí”
+ Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí.
+ Dự giờ các đồng nghiệp.
+ Tiếp thu những góp ý của đồng nghiệp.
+ Rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
+ Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí lớp 9
+ Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có những điều chỉnh và bổ sung hợp lí.
- Những điểm mới của Sáng kiến kinh nghiệm:
– Hướng học sinh tới hoạt động tích cực, Học sinh biết khai thác, vận dụng kiến thức của môn học để phát hiện và giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo với tinh thần hợp tác, gắn với thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh
– Giáo viên phải đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. Chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng, bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan.
– Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích hợp thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều.
II. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Theo từ điển giáo dục học: “ Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Ngoài ra, tích hợp còn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “ môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nôi dung vốn có của môn học
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]