SKKN Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm khơi dậy niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD cho các em học sinh lớp 7 – CTST
- Mã tài liệu: MT7016 Copy
Môn: | GDCD |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 453 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Ngọc Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số cách thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 7 (Bộ sách kết nối tri thức)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3. Cách sử dụng phương pháp sắm vai sao cho có hiệu quả.
2.3.1. Các bước tiến hành
2.3.2. Cách chọn tình huống sắm vai
2.3.3. Cách phân vai
2.3.4. Trang phục sắm vai
2.3.5. Cách đánh giá cho điểm học sinh khi sử dụng phương pháp sắm vai
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục chính là đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu của đất nước theo từng giai đoạn phát triển. Luật Giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”.
Tại Hội thảo: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn GDCD ở trường trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhận định như sau:
– Môn GDCD ở trường trung học có vị trí hàng đầu trong định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về giá trị đạo đức – nhân văn, đường lối chính sách lớn của Đảng, Nhà nước và pháp luật, kế thừa các truyền thống đạo đức, bản sắc dân tộc Việt Nam; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại.
– Dù Bộ GD-ĐT đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng dạy và học bộ môn này như cải tiến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, bổ sung thêm tài liệu, trang thiết bị dạy học… tuy nhiên việc nhận thức hoặc đánh giá không đúng về môn GDCD vẫn còn là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều trường trung học hiện nay. Nhiều giáo viên dạy qua loa, chiếu lệ còn học sinh thì coi thường môn học cho nên hiện tượng học đối phó, xem nhẹ, ngại học môn Giáo dục công dân đang diễn ra phổ biến.
– Về phương pháp dạy học: Giáo viên dạy giáo dục công dân đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ, hành vi của học sinh trong môn giáo dục công dân thực hiện chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình.
– Về thiết bị dạy học: Nhiều nơi chỉ chủ yếu sử dụng các thiết bị dạy học môn học tối thiểu do Bộ quy định, chưa quan tâm đến việc tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn giáo dục công dân đang được bước đầu thực hiện nhưng còn lúng túng, hiệu quả chưa cao.
– Về quản lý chỉ đạo: Nhiều cấp quản lí chưa thực sự quan tâm đến môn giáo dục công dân, vẫn còn coi đó là môn phụ nên chưa tạo điều kiện về bố trí giáo viên và các điều kiện cần thiết khác để giáo viên giáo dục công dân nâng cao chất lượng dạy học.
Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là giáo viên phải dạy như thế nào để học sinh đam mê, tích cực trong việc học tập. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở phương pháp dạy của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy bản thân thấy có nhiều phương pháp khai thác được điều đó. Trong đó, sắm vai là một phương pháp tích cực, gây hứng thú và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, nếu thực hiện được phương pháp này thì hiệu quả rất rõ rệt.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp sắm vai nhằm khơi dậy niềm hứng thú học tập bộ môn GDCD cho các em học sinh lớp 7” bộ sách Chân trời sáng tạo làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Môn Giáo dục công dân trong chương trình giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức và hành vi của người công dân, người học sinh, không chỉ trang bị cho người học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen, kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân đã chứng minh phương pháp sắm vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ thể để các em sử dụng vốn kiến thức, phát huy được kinh nghiệm sống của bản thân, thể hiện bằng hành động, việc làm, thái độ để phân tích, lí giải, tranh luận, giải quyết các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em rút ra bài học và khắc sâu kiến thức.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở…, Thành phố…
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phân tích – tổng hợp;
– Khảo sát thực tế;
– Thu thập thông tin;
– Xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở và vị trí của phương pháp sắm vai đối với việc dạy học môn GDCD lớp 7.
Phương pháp sắm vai là phương pháp rất tốt trong quá trình dạy – học môn GDCD nói chung và môn GDCD lớp 7 nói riêng. Phương pháp này thu hút được nhiều học sinh tham gia, học sinh được giao lưu với bạn bè, với thầy cô, vị thế mình ở nhiều cương vị khác nhau tạo cho các em nhiều hứng thú. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi ngoài xã hội như các chương trình, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng như: “an toàn giao thông”; “ Thách thức danh hài”; “gala cười”; “ gương mặt thân quen”, “ gương mặt thân quen nhí”…
Tuy rằng trong nhà trường, các em chưa được đào tạo kỹ năng diễn kịch nhưng với kinh nghiệm trong cuộc sống và tính hiếu động, các em sẽ vào vai một cách tự nguyện và tự tin. Các em sẽ được “làm thử” rất nhiều cách ứng xử trong một hoặc nhiều tình huống đạo đức, pháp luật giả định để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách giải quyết tình huống một cách hiệu quả. Hơn nữa lớp học sẽ rất vui và sôi nổi. Các em sẽ được rèn luyện tính tự tin, cách nói năng lưu loát, hành động chững chạc, óc sáng tạo phong phú…trong một môi trường an toàn được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Đối với đặc điểm nhận thức của học sinh
Ở học sinh THCS đặc biệt tâm lý của các em có sự phát triển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Từ chỗ phát hiện chiếm lĩnh tri thức đến hình thành kỹ năng mới và thái độ, hành vi tích cực đối với bản thân mình và mọi người xung quanh.
Học sinh lớp 7 đã có ý thức tự giác, chủ động, thường xuyên rèn luyện theo các chuẩn mực đã xác định trong chương trình. Đồng thời các em đã có nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ người khác nhất là bạn bè trong lớp, trong trường, ở cộng đồng cùng thực hiện các chuẩn mực đó một cách tự nguyện, tự giác. Bởi vậy mà phương pháp dạy học sắm vai là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong dạy – học môn GDCD lớp 7.
2.2.2. Đối với học sinh trường THCS …
– Học sinh đã được tập duyệt và thực hành phương pháp sắm vai ở chương trình GDCD lớp 6.
– Học sinh rất thích sắm vai và sắm vai rất tốt.
2.2.3. Đặc điểm đối tượng bộ môn
Đặc điểm của đối tượng bộ môn là giáo dục nhân cách người lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuộc sống con người là tổng hòa các mối quan hệ. Các em học sinh cũng vậy. Dù là lứa tuổi nhỏ nhưng các em cũng có rất nhiều mối quan hệ, nhiều tình huống phải ứng xử, nên các em cần phải giao lưu, tập dượt những tình huống đạo đức, pháp luật, gia đình để khi gặp phải trường hợp như vậy hoặc tương tự các em sẽ ứng xử một cách phù hợp.
Như vậy phương pháp sắm vai rất tốt nhưng đòi hỏi giáo viên phải vận dụng phương pháp này đúng lúc, nếu không sẽ gây phân tán giờ học và tư tưởng các em, gây ra sự ồn ào ảnh hưởng không tốt đến lớp khác. Bởi vậy giáo viên không nên quá lạm dụng phương pháp sắm vai khi không cần thiết.
2.3. Cách sử dụng phương pháp sắm vai sao cho có hiệu quả.
2.3.1. Các bước tiến hành
Phương pháp sắm vai có thể thực hiện dưới dạng hoạt cảnh tình huống để giới thiệu bài, có thể sử dụng để hình thành kiến thức mới, có thể sử dụng để rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh và cũng có thể xây dựng thành tiểu phẩm để củng cố bài học. Nghĩa là ở mỗi phần của bài học chúng ta đều có thể sử dụng phương pháp sắm vai tùy theo nội dung và mục đích của bài dạy.
Để phương pháp sắm vai thực sự có hiệu quả cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: – Đối với các tiết thực hành, ngoại khóa giáo viên giới thiệu tình huống vào cuối tiết học tuần trước để học sinh các tổ, nhóm xây dựng kịch bản và phân công nhiệm vụ sắm vai.
– Khi sử dụng phương pháp sắm vai trong các phần của tiết học thì giáo viên nên đưa ra tình huống ngắn gọn để học sinh dễ sắm vai.
Bước 2: Học sinh thể hiện kịch bản, vai diễn.
Bước 3: Học sinh nhận xét rút ra bài học.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.3.2. Cách chọn tình huống sắm vai
Phương pháp sắm vai là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
Trên thực tế ở lớp 6 đã sử dụng phương pháp này cho nên đến lớp 7 học sinh cũng tương đối thành thạo khi sắm vai. Nhưng ở lớp 7 đòi hỏi việc sắm vai phải nâng cao hơn về mặt kỹ năng, quy mô hơn về tiểu phẩm, đa dạng hơn về nội dung của tình huống để phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương trình học. Do vậy cách chọn tình huống cũng rất quan trọng.
Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa tuổi của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học, tình huống không được quá khó.
Nội dung tình huống cần phù hợp với tình hình thực tế của học sinh, phải có tính khả thi để giúp các em dễ vận dụng vào thực tiễn.
Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị sắm vai.
Nên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia, kể cả học sinh nhút nhát.
Trong quá trình học sinh phân công, chuẩn bị vai diễn, giáo viên đi đến từng nhóm kiểm tra tinh thần làm việc, lắng nghe ý kiến của các em, góp ý cho các em để các em chuẩn bị tốt vai diễn của mình.
Sau phần diễn của các nhóm nên động viên, khen ngợi, đặc biệt biểu dương những cá nhân xuất sắc, nhóm diễn tốt.
Cách chọn tình huống như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]