SKKN Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao hiệu quả môn Thể dục lớp 9
- Mã tài liệu: BM9217 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1528 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cầu Giấy |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cầu Giấy |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao hiệu quả môn Thể dục lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bao giờ giáo viên cũng phải có kế hoạch cụ thể là giáo án mà ở đây muốn chọn được trò chơi phù hợp để đưa vào tiết dạy, trước tiên giáo viên cần tìm hiểu và nắm được:
* Nội dung bài dạy
* Không gian, thời gian:
Chú ý điều kiện sân tập:
Một tiết dạy thời lượng cho phép 45 phút. Như vậy khi phân phối thời gian cho phép tổ chức trò chơi, giáo viên cần lưu ý sao cho hợp lý, phần này còn lệ thuộc vào mục đích của trò chơi. Ngoài ra cần chú ý đến thời gian vào buổi nào ảnh hưởng của thời tiết.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay thế giới đang diễn ra sự chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá, khoa học,… trong đó sự giao thoa giữa các nền văn hoá giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là một tất yếu. Đại hội Đảng VIII khẳng định “Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội,. …phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội”. Điều này được cụ thể hoá trong xác định mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng và nhà nước khẳng định “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Giáo dục trang bị cho thế hệ trẻ một hệ thống giá trị, năng lực và khả năng phù hợp với sự phát triển của một xã hội hiện đại đồng thời đảm bảo phát huy những giá trị truyền thống của người Việt Nam. Vấn đề giáo dục năng lực, phẩm chất đạo đức của con người mới, đặc biệt là nét văn hoá mang bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay là vô cùng quan trọng, cần thiết đồng thời là sứ mạng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà được khẳng định trong mục tiêu giáo dục “đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh là một quá trình diễn ra dưới các tác động giáo dục và dạy học được tổ chức và thực hiện ở nhà trường, gia đình và xã hội; là quá trình bắt đầu đối với mỗi người ngay khi họ tham gia vào xã hội loài người. Học sinh lứa tuổi trung học cơ sở là một giai đoạn cụ thể tham gia vào quá trình xã hội hoá cá nhân với tư cách là thành viên xã hội trong đó hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với các em bởi nó cần thiết cho sự phát tiển tâm lí, thể lực, nhân cách các em.
Ngày nay trong công tác giáo dục học sinh trò chơi đã được đưa vào vận dụng trên phương diện phương pháp dạy học – phương pháp dạy học thông qua trò chơi như sử dụng phương pháp dạy học bằng trò chơi trong dạy học môn Thể dục, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Toán,… Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ điện tử, tin học,… làm xuất hiện một số trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử có tác dụng mạnh mẽ và trực tiếp đến nhu cầu vui chơi của trẻ, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ cùng với đó là sự mất dần vai trò và vị thế của các trò chơi dân gian trong đời sống trẻ thơ trong giai đoạn hiện nay.
Trò chơi dân gian (TCDG) phản ánh nét văn hoá cộng đồng của dân tộc, khu vực hoặc vùng miền vì thế việc tổ chức cho các em học sinh chơi các TCDG là một trong những cách thức giáo dục, hình thành nét nhân cách mang bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ “giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, … tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc.
Phát triển TDTT là một bộ phận trong chính sách phát triển kinh tế xã hội và con người, xây dựng một nền thể thao đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa tiến bộ của nhân loại, bước đầu phát triển phong trào TDTT quần chúng đồng thời từng bước xây dựng một nền thể thao chuyên nghiệp cao.
Đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng cần thiết tạo điều kiện và thúc đẩy việc rèn luyện thân thể của tuổi trẻ học đường, góp phần tích cực vào việc đào tạo các em trở thành những con người mới, con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giảng dạy TDTT trong các trường học được coi là một nhiệm vụ tất yếu cần thiết.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao hiệu quả môn thể dục lớp 9 trường THCS Nga Trung”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của chúng tôi là Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ tập luyện và nâng cao hiệu quả môn thể dục lớp 9 trường THCS Nga Trung- Nga Sơn- Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu học sinh lớp 9 Trường THCS Nga Trung- Nga Sơn- Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu tôi dùng các phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Trong quá trình giải quyết đề tài này tôi đã sử dụng các tài liệu có liên quan:
– Các văn kiện Nghị quyết, Chỉ thị của ngành TDTT đối với ngành giáo dục.
– Sách khoa học về lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT.
– Các bản tin khoa học TDTT.
– Sách giáo dục thể chất, sách thể dục, sách trò chơi vận động.
1.4.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Tôi tiến hành quan sát các buổi tập, các buổi học ở trường tiểu học. Kết hợp với tọa đàm trao đổi với các giáo viên TDTT các trường tiểu học và các giáo viên TDTT tại trường về trò chơi vận động. Trên cơ sở đó đề xuất bổ sung nội dung và biện pháp hợp lý, để nâng cao hiệu quả ứng dụng trò chơi vận động cho học sinh.
1.4.3. Phương pháp phỏng vấn.
Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi để:
– Thu thập ý kiến của Ban giám hiệu, các giáo viên và học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, các vấn đề có liên quan đến giáo dục thể chất.
– Số lượng phỏng vấn 200 em học sinh của trường THCS Nga Trung.
1.4.4. Phương pháp toán học thống kê.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp này để xử lý các số liệu bằng cách tính tỷ lệ phần %.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đối với lứa tuổi học sinh THCS khi cơ thể các em đang phát triển mạnh mẽ về các cơ quan hệ thống trong cơ thể, trong đó sự phát triển đột biến về các cơ quan vận động, do vậy ở lứa tuổi này việc áp dụng các bài tập thể chất dưới dạng trò chơi vận động là rất cần thiết. Sự đa dạng và phong phú của trò chơi vận động là cơ sở cho việc lựa chọn phù hợp với cấu trúc giải phẫu cơ thể, đặc điểm lứa tuổi và sở thích của từng cá nhân, trò chơi vận động không những có tác dụng phát triển thể chất con người như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo còn có tác dụng giáo dục cho con người ý thức tự giác, tính kỷ luật, lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết và ý thức tổ chức.
Lý luận và thực tiễn TDTT ngày nay chứng minh rằng: hoạt động tập luyện, thi đấu TDTT không chỉ giáo dục hoàn thiện thể chất, mà còn là phương tiện giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh có hiệu quả. Những nét đặc thù như: nỗ lực thể lực, nỗ lực tâm lý cao, hoài bão khát vọng vươn tới tầm cao về năng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]