SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDTC để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh Trường THPT
- Mã tài liệu: MP0161 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 10;11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 577 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Bùi Thị Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDTC để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh Trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Lồng ghép trò chơi vào bài học/ chủ đề dạy học
2 Lựa chọn loại trò chơi phù hợp
3 Thiết kế các trò chơi dựa trên nguyên tắc đã đề ra
4 Quy trình tổ chức từng trò chơi trong hoạt động GDTC
5 Trò chơi phát huy được tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho HS cấp THPT.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Hiện nay, toàn ngành giáo dục đang hướng tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông. Định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực (NL) của mỗi học sinh. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NL thể hiện qua nhiều đặc trưng trong đó dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. GV là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…là một trong những đặc trưng vô cùng quan trọng.
Giáo dục thể chất cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản giáo dục toàn diện học sinh “Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật thông qua bài dạy, các trò chơi vận động. Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn thì làm việc gì kết quả đạt được cũng luôn luôn cao. Trong học tập cũng vậy, muốn học tốt, tiếp tục theo học lâu dài qua hết các cấp học …học nâng cao … “Học – Học Nữa – Học Mãi”. Do vậy, xây dựng nề nếp rèn luyện TDTT nâng cao sức khỏe cho học sinh hiện nay để làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, giáo viên chuyên ngành, các em học sinh.
Trong luyện tập thể thao hay làm bất kì một công việc nào khác, để có thể đi đến thành công, một yếu tố vô cùng quan trong quyết định đến sự thành công đó chính là tính kỉ luật. Trong thể thao, mặc dù tài năng thiên bẩm là cực kỳ quan trọng và có lợi thế rất lớn nhưng nó chỉ có thể đưa con người đi đến một chặng đường nhất định nào đó. Cho dù người đó ở trên sân bóng, trên võ đài, trong thi đấu các môn cá nhân hay trong một đội. Để có thể đưa một cầu thủ giỏi và tài năng trở thành huyền thoại thì công việc này đòi hỏi cần có sự kỉ luật.
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần thể thao và thể lực khỏe mạnh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết, nó sẽ là hành trang để các em mang theo khi bước trên con đường tương lai rộng mở phía sau. Để làm được điều đó thì việc lựa chọn các trò chơi vận động trong giảng dạy môn GDTC là vô cùng thích hợp. Là một người GV dạy môn GDTC tại trường THPT, với tâm huyết trồng người, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài.
“Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn GDTC để phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh Trường THPT Thái Hòa“.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế một số trò chơi vận động trong môn GDTC nhằm phát huy tính tích cực, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể chất cho HS THPT Thái Hòa.
Góp phần nâng cao tinh thần học tập cho HS và chất lượng giảng dạy bộ môn GDTC tại trường THPT; cùng chia sẻ phương pháp này đến đồng nghiệp.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và xây dựng một số trò chơi vận động giúp phát huy tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật từ đó giúp HS rèn luyện nâng cao sức khỏe, thể chất thông qua môn học GDTC.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lí luận và phân tích thực trạng của việc xây dựng tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật cho HS THPT Thái Hòa trong dạy học GDTC thông qua các trò chơi vận động.
- Trình bày các giải pháp xây dựng tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh THPT qua tổ chức các trò chơi vận động trong giảng dạy môn GDTC.
- Thực nghiệm đổi mới và so sánh việc xây dựng tính tích cực, ý thức tổ chức kỉ luật cho học sinh THPT qua tổ chức các trò chơi vận động trong giảng dạy GDTC. V. Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 10, 11 trường THPT Thái Hòa năm học 2022-2023. Trực tiếp tại các lớp 11B, 11C, 10B – Nhóm thực nghiệm và các lớp 11A, 11D, 10E – Nhóm đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu cơ sở lý luận; nghiên cứu thực trạng, phân tích số liệu thực trạng và các số liệu sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp điều tra
Phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp nghiên cứu trên nhóm lớp thực nghiệm qua việc đánh giá các tiêu chí tương ứng với các mức độ đạt được và so sánh với lớp đối chứng.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán xác suất, thống kê để xử lí số liệu và tính toán.
- Kế họach và thời gian nghiên cứu:
STT | NỘI DUNG | THỜI GIAN |
1 | Xây dựng và bảo vệ đề cương | 9-10/2022 |
2 | Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài | Từ 11/2022 – 12/2022 |
3 | Thiết kế và sử dụng các trò chơi trong dạy học môn GDTC | Từ 1/2023 – 2/2023 |
4 | Thực nghiệm sư phạm | Từ 2/2023 – 4/2023 |
5 | Hoàn thiện nội dung sáng kiến | 4/2023 |
- Tính mới của đề tài
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng lần đầu tại trường THPT Thái Hòa. Các biện pháp trong đề tài là những trò chơi được nghiên cứu và thiết kế chi tiết để tăng cường sự hứng thú cho HS trong học tập môn GDTC. Các trò chơi vận động không chỉ giúp HS rèn luyện kỹ năng vận động mà còn giáo dục các em nâng cao tính tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật học tập, góp phần nâng cao kỹ năng hoạt động vận động cần thiết để các em phát triển thể lực và trí lực.
Các trò chơi trong đề tài được thiết kế theo hướng mở từ một trò chơi có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác để áp dụng vào nhiều bài, nhiều chủ đề trong giảng dạy GDTC hạn chế sự nhàm chán cho người học.
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trò chơi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như:
triết học, lịch sử, nghệ thuật, thể thao, văn hóa, dân tộc học, toán học, logic học, sinh lí học, giáo dục học…
Chơi là hoạt động rất tự nhiên và phổ biến trong đời sống của mỗi con người ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi dân tộc.
* Những nghiên cứu ở nước ngoài về tổ chức trò chơi vận động
Theo P.A.Ru- đích: “Hoạt động là sự tổng hợp những hành động của người ta, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và nguyện vọng của họ”. Theo ông, hoạt động có 3 nguyên nhân, trong đó ông cho rằng “Do lòng ham thích hoạt động cũng như nhu cầu của người ta được thỏa mãn một phần trong khi hành động. Ví dụ như vui chơi, ngay cả những vui chơi không nhằm thỏa mãn một mong muốn nhất định nào”. Như vậy, ông đã khẳng định sự tồn tại tất yếu của vui chơi. Trong đó, trò chơi không những trực tiếp đạt đến những mục đích thực dụng như những hoạt động khác, mà nó còn được tiến hành và thực hiện thông qua sự thỏa mãn yêu cầu thích thú và sảng khoái. Trò chơi đối với các em có tác dụng kích thích tình cảm, nguyện vọng, lòng khát khao tiến bộ; làm cho các em phát triển được cảm giác, tri giác và bồi dưỡng được cho các khách quan.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]