SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Địa lý 8
- Mã tài liệu: BM8026 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 722 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Đại |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Đại |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học Địa lý 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Chuẩn bị kỹ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.
– Lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài.
– Chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh.
– Lựa chọn nội dung để giao cho nhóm cá nhân.
– Xây dựng sơ đồ tư duy tùy theo nội dung của từng bài mà lựa chọn cho phù hợp (Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới, củng cố bài học hay để ôn tập).
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý là một trong những kỹ thuật dạy và học tích cực mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy lôgic khả năng phát triển tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt” sử dụng sơ đồ tư duy có tác dụng rất lớn đối với học sinh phù hợp với tâm lý học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa kiến thức.
Khi học sinh biết cách vẽ sơ đồ tư duy các em sẽ phát huy khả năng tư duy của cả hai bán cầu não. Nhờ đó các em sẽ nhớ nhanh được kiến thức trọng tâm những kỹ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú học tập và sáng tạo không ngừng.
Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học. Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết nội dung đã học học sinh có thể vẽ thêm các nhánh mới phát triển ý tưởng mới theo cách hiểu của mình.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh, giáo viên dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua sơ đồ thực hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Nhưng từ xưa đến nay, môn địa lý vốn luôn bị học sinh coi là “môn phụ”, “Môn đất đá khô khan”. Một số phận phụ huynh thì cho rằng: Học địa lý là môn học thuộc khối C, mà mục đích của người học để kiếm sống, kiếm công ăn việc làm. Mà thực tế đã cho thấy học khối C sau này ra xin việc rất khó nên không bằng lòng cho con em mình học môn địa lý. Bởi vậy, trong quá trình học tập học sinh rất “xem nhẹ”. Nhưng trên thực tế môn địa lý lại rất gần gũi gắn bó với con người, bởi nó là những hiện tượng tự nhiên diễn ra xung quanh cuộc sống. Vậy làm thế nào để xóa được những quan niệm trên? Làm thế nào để mỗi bài học địa lý trở thành sự đam mê thích thú, sự mong ước tìm hiểu khám phá của mỗi học sinh? điều này kiến tôi trăn trở suy nghĩ rất nhiều để viết đề tài này trong quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở Minh Lộc, nhằm giúp HS yêu thích học tập môn địa lý hơn. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “ Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý 8 ở trường THCS Minh Lộc – Hậu Lộc ” để nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học địa lý ở trường THCS nhằm giúp các em dễ dàng hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chương hay toàn bộ chương trình học một cách lâu bền bằng sơ đồ.
- Đối tượng nghiên cứu:
HS khối 8 trường THCS Minh Lộc.
- Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
+ Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
- NỘI DUNG.
1.Cơ sở lý luận.
Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ.
Sơ đồ tư duy do- Tony Buzan sáng lập là hình thức ghi chép để mở rộng một ý tưởng hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức. Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh các ý tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh … gây ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để võ não phân tích, xử lý, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó cùng với việc hình thành, kiến thức, các kỹ năng tư duy (Đặc biệt là các kỹ năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát triển.Với việc lập sơ đồ tư duy, HS không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phâỉ suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Và điều quan trọng hơn là học sinh được một quá trình tổ chức thông tin tổ chức các ý tưởng.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy và học địa lí giúp học sinh, giáo viên dễ dàng trình bày ý tưởng trước lớp và tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức qua sơ đồ thực hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức ,bởi phương tiện dạy học hiện phù hợp với nội dung sách giáo khoa mới,phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học,điều đặc biệt rất phù hợp tâm lý học sinh. Giáo viên và học sinh có thể thực hiện sơ đồ tư duy trên bảng phấn, trên vở, trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm. Khai thác tính năng và sử dụng đồ tư duy có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực.
Sử dụng thành thạo và linh hoạt sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ. Học sinh học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Với học sinh, việc tự vẽ sơ đồ tư duy có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo, lôi cuốn học sinh tham gia vào bài giảng, tạo điều kiện phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh…qua đó, các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên với hứng thú học tập lớn. Với các bài tập nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách khoa học và logic, nội dung bài học được thể hiện trên bản đồ một cách trực quan mà không bị bỏ sót ý. Không những thế, sử dụng sơ đồ tư duy còn giúp giáo viên tạo ra các hình thức học tập khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau…góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy và học.Sơ đồ tư duy có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với sách giáo khoa. Sách giáo khoa là cơ sở để học sinh tiếp nhận kiến thức, cùng với việc sử dụng và khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học giúp học sinh hiểu bài và thể hiện lại sự hiểu biết ấy thông qua sơ đồ tư duy . Đây còn là một kênh thông tin phản hồi rất thiết thực từ học sinh đối với giáo viên. Giáo viên có thể dựa vào đó để nắm bắt được lượng thông tin mà học sinh tiếp nhận được, từ đó có hướng điều chỉnh đối với cả học sinh và cách dạy của chính mình cho phù hợp.
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, đa số học sinh khối 8 trường THCS Minh Lộc học tập địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thông thường để học thuộc một bài, HS thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức cho đến khi nhớ. Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm HS không hứng thú học tập môn địa lí Học sinh coi môn địa lý là môn học “phụ” trong quá trình học tập các em chưa chủ động tìm tòi kiến thức, lười suy nghĩ, HS đang còn thói quen đọc chép. Mặt khác sự vật hiện tượng địa lý không phải lúc nào cũng sảy ra trước mắt chúng ta. Vì vậy, học địa lí, nhiều khi các em phải quan sát trên tranh ảnh, và nhất là trên bản đồ. Thực tế trong quá trình học tập khả năng quan sát thực tiễn của học sinh là hạn chế, bởi lý do các em ít va chạm thực tế, cuộc sống của các em khép kín ở gia đình và ở trường. Kiến thức của các em biết được qua lời kể của giáo viên, sách vở không có trải nghiệm thực tiễn.Cho nên các em đã “quay lưng”lại với môn địa lí. Đây cũng chính là lí do làm cho một bộ phận giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn địa lí có phần chán nản, cố gắng để “tối ngày, đầy công”.
- Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]