SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)
- Mã tài liệu: MP0862 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 611 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 42 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)“ triển khai các biện pháp như sau:
1. Kĩ thuật khai thác tranh biếm họa vào dạy học lịch sử.
1.1. Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa
1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy phản biện cho học sinh
1.3. Vai trò quan trọng của năng lực tư duy phản biện lịch sử
2. Kĩ thuật sử dụng tranh biếm họa trong các khâu của quá trình dạy học dạy học lịch sử.
2.1 Sử dụng tranh biếm họa để tạo động cơ học tập, thu hút sự chú ý của học sinh.
2.2 Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới.
2.3 Sử dụng tranh biếm họa để củng cố bài học.
2.4 Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh tự học.
2.5 Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.6 Sử dụng tranh biếm họa để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
A- ĐẶT VẤN ĐỀ | ||
1 | 1. Lí do chọn đề tài | 1 |
2 | 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài | 2 |
3 | 3. Đối tượng và phạm vi của đề tài | 2 |
4 | 4. Phương pháp thực hiện đề tài | 2 |
5 | 5. Cấu trúc của đề tài | 2 |
B- NỘI DUNG | ||
6 | I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN | |
7 | 1. Cơ sở lí luận | 3 |
8 | 2.Cơ sở thực tiễn | 5 |
9 | II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG TRANH BIẾM HỌA ĐỂ PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH QUA DẠY HỌC CHƢƠNG III. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945 -1954) (LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN) |
7 |
10 | 1. Kĩ thuật khai thác tranh biếm họa vào dạy học lịch sử. | 7 |
1.1. Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa | ||
1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy phản biện cho học sinh | ||
1.3. Vai trò quan trọng của năng lực tư duy phản biện lịch sử | ||
11 | 2. Kĩ thuật sử dụng tranh biếm họa trong các khâu của quá trình dạy học dạy học lịch sử. | 9 |
2.1 Sử dụng tranh biếm họa để tạo động cơ học tập, thu hút sự chú ý của học sinh. | ||
2.2 Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới. | ||
2.3 Sử dụng tranh biếm họa để củng cố bài học. | ||
2.4 Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh tự học. | ||
2.5 Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. | ||
2.6 Sử dụng tranh biếm họa để rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. | ||
13 | 3. Thực nghiệm: Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Chương III. Việt Nam từ 1945 -1954 (Lịch sử 12 Cơ bản) | 18 |
3.1 Đối tượng thực nghiệm | ||
3.2 Phương pháp thực nghiệm | ||
3.3 Kết quả thực nghiệm | ||
C- KẾT LUẬN | ||
14 | Tài liệu tham khảo | 21 |
PHỤ LỤC | ||
15 | 1. Những bức tranh biếm họa được sử dụng trong đề tài | I |
16 | 2. Đề kiểm tra | VI |
17 | 3. Phiếu khảo sát ý kiến của học sinh | VIII |
A – PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục Việt Nam trong việc đào tạo đội ngũ lao động. Thực hiện Nghị quyết 29/NQ- TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang phát triển phẩm chất, năng lực người học, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, ngày 25-26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là sự phát triển năng lực và phẩm chất.
Để năng lực và phẩm chất được hình thành và phát triển ở người học thì việc sử dụng đồ dùng trực quan là cần thiết. Hiểu rõ điều đó,các giáo viên lịch sử đã biết khai thác tối đa những tiện ích của khoa học công nghệ, của hệ thống tranh ảnh, bản đồ để bài giảng trở nên sinh động hơn.Trong những công cụ giảng dạy đó, tranh ảnh chuyên chở một giá trị đặc biệt của tính trực quan và tính hứng thú.Qua thực tế giảng dạy, có thể đánh giá được ý nghĩa to lớn của hệ thống tranh ảnh trong dạy học lịch sử, đặc biệt là một hệ thống tranh ảnh khá mới mẽ – tranh biếm họa. Tranh biếm họa là một công cụ dạy học được sử dụng nhiều ở các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mĩ… và nó đã khẳng định mang lại nhiều giá trị to lớn. Cuối thập niên 70, các nhà nghiên cứu giáo dục học nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng của nước này đã hoàn thiện các nghiên cứu về việc sử dụng tranh biếm họa như một loại tài liệu trong dạy học Lịch sử. Do đó, đến thập niên 80, hầu hết SGK Lịch sử ở Tây Đức đều sử dụng tranh biếm họa như một loại kênh hình phổ biến, bên cạnh các tài liệu khác như tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tài liệu chữ viết… Thông thường, mỗi cuốn SGK Lịch sử ở CHLB Đức dày từ 180 đến 350 trang với khoảng 300 hình thì có khoảng 30 – 45 tranh biếm họa.
Tranh biếm thực ra đã có từ những ngày đầu tiên khi báo chí mới xuất hiện tại Việt Nam. Trong lịch sử báo chí Việt Nam, những bức tranh biếm đả kích chế độ thực dân hay lên án những thói xấu, sự tham lam của nhiều người đã được báo chí phản ánh mạnh mẽ. Theo cuốn “Lịch sử tranh biếm họa Việt Nam” do họa sỹ
Lý Trực Dũng chủ biên thì người đầu tiên có tranh biếm họa được đăng báo là Nguyễn Ái Quốc với nhiều bức biếm họa được Bác đăng trên báo Le Paria (Người cùng khổ) vào những năm 1922-1926. Thông qua những bức tranh đả kích, Bác Hồ đã lên án mạnh mẽ chế độ thực dân thời bấy giờ với những áp bức, bóc lột người dân thuộc địa hay là những nô dịch về văn hóa…Trong những năm kháng chiến, tranh biếm họa vẫn xuất hiện đều đặn trên các trang báo, từ việc lên án sự tàn bạo của kẻ thù cho tới chuyện phê phán thói hư tật xấu của con người, rồi cổ vũ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc… Những họa sỹ như Phan Kích, Mai Văn Hiến, Nguyễn Bích, Võ An Lai… rồi sau này là những Ớt, Chóe… đã thành danh nhờ những bức tranh biếm họa đầy sắc bén, góp phần mạnh mẽ trong việc thống nhất và xây dựng đất nước. Nhiều họa sỹ Việt Nam đã có tranh biếm trên các báo nước ngoài, được triển lãm và lưu trữ tại nhiều bảo tàng tranh biếm trên thế giới. Theo họa sỹ Lý Trực Dũng – Người được coi là cây bút biếm họa hàng đầu Việt Nam hiện nay thì “Một tranh biếm bằng cả ngàn câu chữ”.
Tuy nhiên, ở nước ta, tranh biếm họa còn là một công cụ đầy mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.Thực tế dạy học lịch sử cho thấy, tranh biếm họa giống như các loại tranh ảnh khác, nó mang đầy đủ những ưu điểm của đồ dùng trực quan, góp phần khắc sâu sự kiện lịch sử, nâng cao năng lực tái hiện kiến thức. Ngoài ra, tranh biếm họa còn nâng cao sự hứng thú, giúp giáo dục tư tưởng, óc thẩm mĩ, phát triển tư duy phản biện cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản)” và đạt được một số thành công nhất định.
- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
- Thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa để phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử trung học phổ thông (THPT).
- Đề xuất một số phương pháp để sử dụng có hiệu quả tranh biếm họa để phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử THPT.
2.2. Nhiệm vụ
- Đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa để phát triển tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử.
- Nghiên cứu, điều tra những điều kiện cơ bản để tổ chức giờ học lịch sử có sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả.
- Đưa ra những phương pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử
THPT (Áp dụng vàoChương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử lớp 12 cơ bản).
- Đối tƣợng và phạm vi của đề tài
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]