SKKN Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam
- Mã tài liệu: BM8070 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1274 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 35 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử
3.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử THCS
3.2.1. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 6
3.2.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 7
3.2.3. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 8.
3.2.4. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 9
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | |
NỘI DUNG | Trang |
I. MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài | |
2. Mục đích nghiên cứu | |
3. Đối tượng nghiên cứu | |
4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG | |
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến | |
2. Thực trạng của vấn đề | |
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
3.1. Sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử | |
3.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử THCS | |
3.2.1. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 6 | |
3.2.2. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 7 | |
3.2.3. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 8. | |
3.2.4. Minh họa cách sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử một số bài ở chương trình Lịch sử: Lớp 9 | |
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, trước tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu. Hơn thế nữa khi hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cũng kéo theo đó có nhiều nền văn hóa du nhập vào nước ta, hơn bao giờ hết chúng ta hiểu rằng những tinh hoa, văn hóa dân tộc đang bị lung lay khi bản sắc dân tộc đang dần mất đi. Khi chính những con người Việt Nam lại quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những năm gần đây, khi kết quả thi tốt nghiệp Phổ thông và thi vào Đại học của môn Lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề là vì sao lại như vậy?
Đặc thù của bộ môn Lịch sử là dài, nhiều sự kiện với những mốc lịch sử khác nhau nên khó ghi nhớ, một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống, vì đa phần các em cho rằng đó chỉ là môn phụ, không quan trọng, lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan. Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế và ngay cả ngoài xã hội cũng không coi trọng đối với môn học này.
Vậy thì phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơn trong môn Lịch sử. Từ năm 2002 Bộ Giáo dục – Đào tạo bắt đầu triển khai chương trình thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS. Vậy mục tiêu của chương trình đổi mới là gì? Đó là nhằm thay đổi cách học và học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh mà một trong những phương pháp để tích cực hóa hoạt động dạy và học là dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Một trong những cách thực hiện phương pháp dạy học liên môn là lồng ghép thơ, văn vào bài giảng lịch sử nhằm giúp cho bài giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa”hơn và tạo thêm “chất xúc tác”trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.
Để giúp học sinh ham học môn Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong quá trình giảng dạy, với sự tích luỹ kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam”ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn. Hy vọng đề tài này sẽ góp phần tích cực giúp giáo viên có thể áp dụng vào giảng dạy môn Lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn Lịch sử trong chương trình Lịch sử cấp THCS.
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn theo hướng tích cực. Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu trong văn học để lồng ghép nội dung vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn.
Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn có sử liệu để phục vụ bài học, vận dụng hợp lí thơ, văn có sử liệu vào minh họa lịch sử, giúp các em có hứng thú trong học tập môn Lịch sử và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện, một thời kì lịch sử của dân tộc ta.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giảng dạy và học tập xoay quanh việc “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn. Nên đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là: học sinh trường THCS Ba Đình – Nga Sơn, tiếp nhận tri thức lịch sử thông qua việc sưu tầm và tổ chức dạy học có sử dụng yếu tố Văn học của giáo viên.
- Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi áp dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS và dạy học tích hợp của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
4.2. Phương pháp điều tra sưu tầm
Điều tra những thuận lợi, khó khăn của giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên. Chất lượng giảng dạy môn Lịch sử của giáo viên như thế nào, đạt hiệu quả ra sao? Tìm hiểu kĩ việc sử dụng yếu tố tích hợp liên môn trong dạy học môn Lịch sử ở nhà trường, đặc biệt là dạy phần Lịch sử Việt Nam
4.3. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với giáo viên dạy bộ môn, đặt câu hỏi với đồng nghiệp cùng dạy, học sinh học tập để có những câu trả lời, giải pháp tốt nhất trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
4.4. Phương pháp tổng hợp
Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề, các ý kiến tham gia của giáo viên, học sinh tổng hợp lại. Nghiên cứu và đưa ra kết luận về đề tài nghiên cứu khoa học “Sử dụng yếu tố Văn học trong dạy học Lịch sử: Phần lịch sử Việt Nam” ở trường THCS Ba Đình – Nga Sơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]