SKKN Tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ
- Mã tài liệu: BM4011 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 684 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
3.2. Tìm hiểu nội dung trò chơi giải ô chữ
3.3. Mô tả cách trình bày minh họa trò chơi vào một số bài học cụ thể.
3.3.1. Tổ chức trò chơi vào đầu mỗi tiết học.
3.3.2. Tổ chức trò chơi vào đầu mỗi tiết học.
3.4. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi
Mô tả sản phẩm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
“Trồng người” đó là vấn đề mà Đảng, nhà nước và toàn dân đều rất quan tâm. Mục tiêu của giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của công dân Việt Nam: Tự chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có năng lực đi vào thực tiễn cuộc sống góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Trong đó giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách người học và môn Âm nhạc đó giúp phần không nhỏ trong việc hình thành phát triển đó. Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học được quy định chính thức trong chương trình đào tạo ở cấp phổ thông bắt đầu từ cấp tiểu học.
Trong quá trình triển khai giáo dục Tiểu học ở nước ta, đội ngũ đông đảo các giáo viên đã, đang có những cố gắng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng cho những giờ lên lớp. Vậy chúng ta phải có những phương pháp dạy học hiện đại ra sao để nâng cao chất lượng giờ học mà không làm các em quá sức, vừa học vừa chơi, góp phần phát triển năng lực học tập của học sinh, trên cơ sở đó phát huy mặt tích cực của việc dạy học âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, hiện nay bộ môn Âm nhạc trong trường Tiểu học đã được thực sự quan tâm với việc biên soạn nội dung, chương trình dạy học, đào tạo đội ngũ giáo viên chuyên nghành, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học cho từng trường học. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để giảng dạy môn Âm nhạc đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, thực tế giảng dạy trong nhà trường đó đảm bảo chất lượng chưa? Đã quan tâm đúng mức chưa? Điều đó tôi không giám khẳng định. Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp liên trường tôi có một số ý kiến nhận xét thấy một số ít giáo viên vẫn còn có những quan điểm chủ quan như: Chỉ cần dạy các em biết hát, dạy đủ số bài là được, trong các bước tiến hành bài dạy các giáo viên còn rất máy móc, chưa thực sự chịu khó đầu tư cho từng bài dạy vào các bước dạy. Đặc biệt là khâu chuẩn bị bài còn qua loa đại khái nên khi vào tiết dạy thường lúng túng, dẫn đến thiếu hoặc thừa thời gian và kết quả là giờ học không đạt như mong muốn và yêu cầu của bài. Thực tế giảng dạy ở lớp 4 và tìm hiểu phương pháp giảng dạy của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên hầu như không có sự đầu tư các trò chơi bổ trợ cho kiến thức môn học, thường tận dụng luôn những trò chơi truyền thống dẫn đến nhàm chán cho tiết học. Vì vậy học sinh hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và biết cách gõ đệm nhưng để hỏi các em rằng bài hát đó là của tác giả nào? Dân ca gì? Tên bài hát là gì? thì rất ít em nhớ rõ. Vì Vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ ”
- Lịch sử của đề tài:
Bắt đầu năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm mục tiêu: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động ngoại khóa một cách phù hợp và hiệu quả. Cuộc vận động này đã khích lệ tất cả cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung đều đồng tình hưởng ứng tích cực.
Mặt khác, Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 tôi đang dạy là trường đang thực hiện dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) cho nên việc thay đổi phương pháp dạy học là điều cần thiết và phải tiến hành kịp thời. Trong các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh theo mô hình trường học mới, phương pháp trò chơi học tập được xem là một trong các phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên và có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học đó là “học mà chơi, chơi mà học”. Đối với đề tài này, tôi chủ yếu nhấn mạnh, nghiên cứu sâu về phương pháp trò chơi ô chữ, thông qua trò chơi giúp các em hứng thú học tập, nâng cao tinh thần học hỏi, sáng tạo và thêm yêu thích môn học âm nhạc này.
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là xây dựng cơ sở khoa học về tổ chức trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 khi học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ. Từ đó xây dựng định hướng cho giáo viên trong việc thực hiện tổ chức trò chơi như thế nào là có tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm của học sinh, khắc phục một số hạn chế, khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học bằng cách thức tổ chức trò chơi học tập, qua đó giúp giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. Học sinh chủ động hơn, tích cực hơn trong học tập. Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. Đồng thời giúp học sinh phát triển năng lực xã hội, năng lực hoạt động của bản thân và phát huy tốt khả năng sáng tạo. Nhằm góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp trò chơi nói riêng, từng bước nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
– Xác định cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu.
– Điều tra thực trạng việc học môn Âm nhạc của học sinh lớp 4.
– Tìm ra biện pháp tổ chức trò chơi phù hợp với học sinh giúp cho các em phát triển khả năng nghe nhạc, khả năng ghi nhớ, hát đúng giai điệu, lời ca, nhớ đúng tên tác giả tác phẩm, nhớ được một số nhà soạn nhạc nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới, khắc sâu kiến thức từ đó tạo cho các em niềm yêu thích khi học môn Âm nhạc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
4.2.1. Phương pháp quan sát:
Quan sát thái độ, sự tích cực của học sinh khi tham gia trò chơi để thu thập thông tin, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan hiệu quả của các trò chơi được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng giai đoạn học của học sinh.
4.2.2. Phương pháp thực nghiệm:
– Áp dụng linh hoạt một số biện pháp tổ chức trò chơi vào trong các giờ dạy để nắm bắt sự tác động tích cực, hiệu quả tiết dạy.
4.2.3. Phương pháp điều tra:
– Điều tra trực tiếp học sinh để nắm bắt mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi.
– Trao đổi với đồng nghiệp để hiểu rõ mức độ hiệu quả của sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học của họ.
4.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Căn cứ vào kết quả học tập trước và sau khi áp dụng tổ chức trò chơi vào giảng dạy để đối chiếu, so sánh, từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng.
4.2.5. Phương pháp tổng hợp:
Thực hiện trong quá trình áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy; theo dõi tổng hợp tất cả các tình huống nhằm rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong tổ chức trò chơi sao cho hiệu quả.
- Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu:
– Nội dung nghiên cứu: Tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học môn âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ.
– Đối tượng nghiên cứu: Học sinh của lớp 4A, 4B Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.
– Thời gian nghiên cứu: Từ tháng ………..
- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
– Nghiên cứu nhiều về phương pháp tổ chức trò chơi học tập qua đó tích lũy nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc.
– Chắc lọc nhiều biện pháp để giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu thích học môn âm nhạc, mong chờ đợi giờ học âm nhạc.
– Thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực.
– Qua trò chơi, giúp học sinh luyện kỹ năng, kỹ xảo, thao tác và phản ứng nhanh nhẹn, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, cơ hội học tập đa dạng hơn.
– Phát huy tính đoàn kết, tinh thần đồng đội cho học sinh, tạo không khí vui đề học – học để vui chơi.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học:
Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội, các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
Ở lứa tuổi tiểu học các em nhận thức còn mang nặng cảm tính. Các em thường hiếu động, dễ hưng phấn, khó tập trung, không chú ý lâu hay hướng tới các hoạt động cụ thể dễ thấy, dễ hiểu các em không thích các hoạt động kéo dài thời gian. Cho nên trong quá trình học tập các em thường thiếu tính kiên trì, mau chán, ham chơi. Do đặc điểm về tâm lí, bản chất việc học của học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” là đặc trưng cơ bản cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và cũng là yêu cầu quan trọng khi mà chúng ta đang hướng vai trò trung tâm của học tập, tự rèn luyện cũng chính là các em.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]