SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh khối 8 – 9
- Mã tài liệu: BM8077 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 957 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mỹ Đình 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Phạm Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mỹ Đình 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh khối 8 – 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Một số nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi
2. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và tổ chức trò chơi đối với bộ môn Lịch sử
3. Một số hình thức tổ chức “trò chơi” phục vụ giảng dạy bộ môn lịch sử trong chương trình THCS
4. Các bước tổ chức trò chơi
5. Các trò chơi cụ thể được áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng trở thành một yêu cầu bắt buộc và hết sức cấp thiết đối với cấp học THCS. Trong quá trình đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng suy nghĩ, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập đạt chất lượng cao của học sinh là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn vậy phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Với phương châm đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy – học Lịch sử? Trong thực tế dạy – học, có rất nhiều phương pháp được áp dụng: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá…
Là giáo viên dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định, điều đặc biệt hơn cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm say mê, hứng thú hơn trong giờ học lịch sử.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy, qua dự giờ và tham khảo ý kiến nhiều đồng nghiệp xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về “Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh khối 8 – 9 ở trường THCS Quang Trung”
Đề tài này được cá nhân tôi thực nghiệm trong hai năm học ……….và ………. và cũng được đồng nghiệp áp dụng trong một số tiết dạy đem lại hiệu quả cao.
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ học lịch sử có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội nội dung kiến thức của bài học.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp bản thân và đồng nghiệp có những vận dụng mới và gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh đối với môn lịch sử ở trường THCS.
Góp phần nâng cao ý thức học tập và chất lượng học tập môn lịch sử của học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở trường THCS Quang Trung.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 8 – 9, trường THCS Quang Trung.
Thời gian nghiên cứu: trong hai năm học ……….và ……….. Nội dung đề tài chỉ giới hạn trong một số bài của chương trình Lịch sử lớp 8 – 9.
- V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp hệ thống hóa.
Phương pháp trò chuyện (trao đổi với đồng nghiệp, học sinh).
Phương pháp thực nghiệm sư phạm (giảng dạy trên lớp).
Phương pháp thống kê.
Phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu.
- NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong quá trình dạy- học nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng ở trường phổ thông cơ sở, việc thiết kế và tổ chức trò chơi cho HS đóng vai trò quan trọng nhưng ít khi giáo viên chú ý. “Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh ” được sử dụng để củng cố bài học, áp dụng để dạy các dạng bài bài ôn tập, sơ kết, tổng kết, bài tập lịch sử hay tổ chức ngoại khoá và có tác dụng thiết thực đối với sự nhận thức của học sinh.“Thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh” không chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức mới cho học sinh mà còn nhằm củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp…
Dựa vào kiến thức cơ bản về sự kiện, các mặt hoạt động chính của từng giai đoạn hay quá trình lịch sử đã biết, giáo viên thiết kế tổ chức các trò chơi trong dạy – học lịch sử giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nắm vững bản chất nhiều mối quan hệ, giải thích sâu hơn những khái niệm phức tạp đã được hình thành… Vì vậy khi tiến hành, giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc cẩn thận về nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, về nội dung và cách thức tổ chức tiến hành.
Tổ chức và thiết kế trò chơi trong dạy học lịch sử là yếu tố quan trọng để nhằm nâng cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em nhiều hiểu biết khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng thông qua việc học môn lịch sử. Đồng thời là một ‘’món ăn tinh thần’’ cổ vũ thúc đẩy các em học tập.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đối với giáo viên
Hiện nay việc dạy và học bộ môn Lịch sử hiện nay trong các trường phổ thông phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất quan trọng đối với mỗi học sinh.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học thường cứng nhắc, giáo viên luôn có tâm lí dạy làm sao cho hết được bài học, không hướng tới lấy học sinh làm trung tâm của việc dạy học. Chưa dám mạnh dạn tổ chức các trò chơi trong tiết dạy, các tiết làm bài tập lịch sử. Hơn nữa Sở Giáo dục chưa quy định thống nhất về cách thức tổ chức dạy tiết Bài tập lịch sử như thế nào, do vậy các tiết này đa phần giáo viên thường thờ ơ, coi nhẹ, hoặc cắt xén để dạy các bài khác trong chương trình, nếu trong dạy học giáo viên có tổ chức trò chơi thì mới chỉ mang tính chiếu lệ, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy mà những năm gần đây chất lượng bộ môn lịch sử là rất thấp. Theo tôi nguyên nhân của tình trạng trên có thể xác định được là:
+ Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.
+ Giáo viên chưa giám mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy.
+ Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở các nhà trường thiếu trầm trọng, không đủ lược đồ, bản đồ, đồ phục chế, nhiều trường ở vùng sâu vùng xa chưa có các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, băng hình, sa bàn…
+ Điều kiện kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn do vậy mà ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện dạy và học.
+ Giáo viên chưa bám vào sách “chuẩn kiến thức kĩ năng” bộ môn do Bộ đã ban hành.
- Đối với học sinh
Đa số ý thức học tập môn lịch sử của học sinh chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà, đang còn khép kín, đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ bản đồ, lược đồ… Đặc biệt do quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học sinh môn lịch sử chỉ là một môn học phụ, không quan trọng, học sinh học môn lịch sử với thái độ thờ ơ, xem thường dẫn đến một thực trạng là đa số học sinh biết lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử Việt Nam, nhiều bài kiểm tra môn lịch sử của học sinh nhiều năm học vừa qua bị điểm thấp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]