SKKN Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay
- Mã tài liệu: MT0169 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1874 |
Lượt tải: | 22 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 43 |
Tác giả: | Lê Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại trường THPT trong giai đoạn hiện nay“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
2. Quan tâm hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường
3. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng trong học sinh gắn với các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Lựa chọn những nội dung phù hợp trong đạo đức Hồ Chí Minh và tích hợp các nội dung đó vào các môn Lịch sử phù hợp để giáo dục đạo đức học sinh
5. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
6. Phát huy vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường
7. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hướng dẫn học sinh đăng ký việc để “làm theo” và theo dõi, kiểm tra, tập hợp số liệu.
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt nam, Người đã đi xa nhưng đã để lại cho dân tộc, cho nhân loại một tài sản tinh thần vô giá đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là niềm vinh dự và tự hào, trở thành nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân Việt Nam trong quá trình rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những công dân tốt, người lao động tốt.
Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, trong đó, việc tổ chức giáo dục, học tập cho thế hệ trẻ được coi trọng. Đặc biệt là đối với các trường phổ thông, việc đưa nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào dạy học một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, nhất là khi chúng ta đang thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp”.
Là đảng viên, là một giáo viên dạỵ lịch sử, là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm, đôn đốc để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Trường THPT Tương Dương 1- đơn vị tôi đang công tác, trong công tác giáo dục vẫn luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Thấm nhuần lời răn dạy của Bác “đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng”; “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên nhà trường đều chăm lo công tác giáo dục, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của trường. Với những nỗ lực không ngừng, chất lượng giáo dục ở trường chúng tôi đã thực sự khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội. Điều đó khiến tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác day dứt, trăn trở. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trao đổi cùng đồng nghiệp, để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh THPT.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Tìm ra các giải pháp mới nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Thu thập, đánh giá kết quả áp dụng các giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Căn cứ từ thực tế quá trình giảng dạy, thực hiện để đúc kết kinh nghiệm, tìm ra những khó khăn trong quá trình làm việc, thông qua đó rút ra một số kinh nghiệm chung có thể áp dụng rộng rãi trong trường vào thực tiễn nơi tôi đang công tác.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu, áp dụng cho học sinh Trường THPT Tương Dương 1.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tham khảo tư liệu thông qua mạng Internet, tạp chí giáo dục…..
-Phương pháp quan sát: Thông qua quan sát quá trình hoạt động học tập của học sinh
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy học bộ môn. Qua kinh nghiệm trao đổi, học tập với đồng nghiệp. Qua trò chuyện, trao đổi với học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài thông qua kết quả rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh.
6. Tính mới của đề tài
– Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Đạo đức
Đạo đức là một khái niệm hiện đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Đạo đức được hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và toàn xã hôi. Tuy nhiên, trong mỗi lĩnh vực chuyên sâu, đạo đức được hiểu cụ thể hơn.
Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Trong tâm lý học, đạo đức được định nghĩa như sau:
Nghĩa hẹp: Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và quan hệ cá nhân – xã hội “.
Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2002: “Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt – xấu, hơn nữa xem như là đúng – sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
1.1.1.1. Giáo dục đạo đức
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm về giáo dục: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay, phương châm: “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định…”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết và chính trực. Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực, tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng – chính trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng đắn trước vấn đề của xã hội,…. giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống.
1.1.1.2. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức học sinh theo tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp dẫn đến bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức như: thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau, thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và vi phạm pháp luật… mà còn là hồi chuông cảnh báo xuống cấp về lối sống đạo đức, nhân cách của học sinh.
Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là giúp cho học sinh có nếp sống giản dị, lành mạnh, trong sáng. Đồng thời góp phần chấn chỉnh đạo đức nếp sống trì trệ, thờ ơ, vô cảm. Hạn chế những hành vi, suy nghĩ tiêu cực ở học sinh thông qua tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, các em có suy nghĩ, việc làm đẹp, thể hiện quan niệm sống nhân văn và ý thức công dân cao hơn. Quan niệm “Gương sáng để học tập” là quan niệm sống, là triết lí sống mà con người Á Đông đã nhận thức, phát huy tự bao đời nay.
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh có vai trò rất tích cực đối với việc nâng cao lý tưởng và nhận thức của học sinh hiện nay. Đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho các bạn trẻ nâng cao thế giới quan, nhân sinh quan mà còn có lý tưởng, nhận thức, lối sống phù hợp. Chẳng hạn, đạo đức Hồ Chí Minh về lòng yêu thương con người giúp cho các bạn trẻ giàu lòng nhân ái hơn, quan tâm hơn đến người
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]