SKKN Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam”. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Giá:
100.000 đ
Môn: QPAN
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 532
Lượt tải: 6
Số trang: 35
Tác giả: Đặng Thị Thanh Tuyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nghi Lộc 5
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 35
Tác giả: Đặng Thị Thanh Tuyền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nghi Lộc 5
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam”. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.4. Thực trạng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh, trường THPT Nghi Lộc 4 trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Mục tiêu của đề tài

2.4.2. Cách thức thực hiện

2.4.2.1. Hệ thống và hướng dẫn các em tìm hiểu, nắm chắc các cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam

2.4.2.2. Giáo dục về hành động

 

Mô tả sản phẩm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 

1. Lý do chọn đề tài 

Giáo dục Quốc phòng và An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Trước tình hình phức tạp hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho mọi người dân là hết sức cần thiết, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh ngày nay. 

Biển đảo Việt Nam là một bộ phận thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam đối với dân tộc, là nhân tố quan trọng cho dân tộc ta phát triển bền vững. Tranh chấp biển đảo đang trở thành điểm nóng. Đã có bài học trong quá khứ về việc Trung Quốc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp hai quần đảo với Việt Nam: Chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào tháng 01/1974, chiếm một số bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa vào tháng 03/1988. Đặc biệt trong năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam 75 ngày (từ 02/05/2014 đến 

16/07/2014). Trước những khó khăn, thách thức; trước sự vi phạm trắng trợn, hết sức ngang ngược của Trung Quốc. Điều đó tạo nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong triệu triệu trái tim người Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, thế hệ trẻ chúng ta sẽ không ngừng đấu tranh với nhiều hình thức khác nhau chống lại những hành vi vi phạm đó. Một trong những phương pháp đấu tranh là nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ việt nam nói chung và thế hệ trẻ của trường THPT Nghi Lộc 4 nói riêng những người chủ nhân tương lai của đất nước gánh vác một phần trách nhiệm và truyền ngọn lửa tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ tiếp theo. 

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4, qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong giai đoạn hiện nay góp phần nâng cao trách nhiệm của thế hệ trẻ với nhiêm vụ bảo vệ tổ quốc và giúp cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy của bản thân sau này. 

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh vùng đông bắc Nghi Lộc qua bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam”. Lớp 11 môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh”. Đây cũng chính là cơ hội thể hiện lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của bản thân và học sinh.  

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 

Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và đề ra những giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảoViệt Nam cho học sinh của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho học sinh khối 11 Trường THPT Nghi Lộc 4 . 

  1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 

Học sinh khối lớp 11 Trường THPT Nghi Lộc 4. 

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh Trường THPT Nghi Lộc 4 qua bài giảng Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 

Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh của Trường THPT Nghi Lộc 4 

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường THPT Nghi Lộc 4  trong giai đoạn hiện nay. 

5. Phạm vi nghiên cứu 

Giới hạn phạm vi đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh khối 11qua bài giảng “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam” của môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường THPT Nghi Lộc 4. 

Giới hạn thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2014 đến nay. 

6. Phương pháp nghiên cứu 

Đặt bản thân vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể đó là vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay. Các sự kiện, các vấn đề được trình bày theo trình tự thời gian. 

Phương pháp phân tích, tổng hợp 

Trong quá trình xử lí các tài liệu thu thập được, bản thân sử dụng phương pháp này nhằm phác thảo lại lịch sử vấn đề nghiên cứu của đề tài, hình thành cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. 

Trên cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu, tiến hành khảo sát để thấy thực trạng ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh qua môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Trường THPT Nghi Lộc 4 . Phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát để rút ra kết luận và đề ra giải pháp phù hợp. 

Sau khi có kết quả điều tra giáo dục, bản thân tiến hành tổng kết, thống 

kê, xử lí kết quả.  

Từ kết quả đó, xác định tỉ lệ những mặt mạnh và những mặt hạn chế của thực trạng ý thức bảo vệhủ quyền biển đảo của Việt Nam trong học sinh, phục vụ hiệu quả cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá, làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao chúng. 

II. NỘI DUNG 

2.1. Cơ sở lý luận 

Tôi sử dụng rất nhiều tài liệu có đề cập đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông như: 

Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn soạn năm 1776. Tác phẩm miêu tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công cuộc khai thác của các Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này. 

Trong tác phẩm: Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định, hòa bình và hợp tác của Nguyễn Hồng Thao và Ramses Amer trên tạp chí nghiên cứu quốc tế số 2, tháng 6/2009. Bài viết khá cụ thể và sâu sắc về vấn đề liên quan tới việc dàn xếp pháp lý giữa các bên liên quan đến biển Đông. 

Hiện nay có rất nhiều sách viết về biển đảo Việt Nam, đưa ra các cơ sở khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam như: 

Bộ sách: Chủ quyền biển đảo Việt Nam gồm 10 tập đã khái quát chung nhất về biển đảo Việt Nam, đưa ra cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp, tuyên truyền giáo dục cho toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. 

Cuốn Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt 

Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2014) của Nhà xuất bản Hồng Đức đã cung cấp những thông tin hữu ích cho việc tìm hiểu cơ sở pháp lý, quá trình thực hiện chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kỳ. 

Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã: Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo 

Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (2002) đã hệ thống hóa, tổng hợp tất cả các tài liệu và tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo việc xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả phân tích giá trị pháp lý của sự xác lập chủ quyền của Việt Nam, đưa ra những luận điểm, luận cứ về sự chiếm hữu thực sự và thực thi chủ quyền một cách liên tục tại hai quần đảo. Luận án góp phần xây dựng nhận thức rõ ràng về trách nhiệm giành lại và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo này của Nhà nước và nhân dân Việt Nam. 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Khu vực Đông Nam Á (Bộ sách Kết nối tri thức)
11
Địa Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)