SKKN Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thpt
- Mã tài liệu: MP1216 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 472 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX huyện Tân Kỳ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 48 |
Tác giả: | Trần Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX huyện Tân Kỳ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.4.1. Xây dựng các góc trong câu lạc bộ “Môi trường xanh”
2.4.2. Tổ chức giao lưu tọa đàm “chung tay hành động vì môi trường”
2.4.3. Phát thanh tuyên truyền bảo vệ môi trường.
2.5. Kết quả đạt được của một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
2.5.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của học viên về môi trường và tầm quan trọng phải bảo vệ môi trường.
2.5.2. Kết quả nghiên cứu về thái độ trách nhiệm bảo vệ môi trường của học viên
2.5.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời cũng làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như: An ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng; ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change – Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái bị thay đổi ở nước ta trong thời gian qua cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức, trách nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của con người tàn phá môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của con người hạn chế là căn nguyên sâu xa của tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu. Để hình thành và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cả cộng đồng, xã hội.
Ở nước ta trong những năm gần đây, trước tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn,… đã gây ra những hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường đặt ra vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Ngày 10 tháng 11 năm 2020 tại phiên họp Quốc hội, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu đề xuất trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới. Ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thủ tướng đã có Chỉ thị 45 về việc Tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước và hướng dẫn của ngành Giáo dục cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng…tôi đã thực hiện nhiều giải pháp giáo dục cho Học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đã mang lại hiệu quả nhất định. Từ thực tiễn đạt được, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thực trạng và một số giải pháp giúp học viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ” làm sáng kiến, nhằm đóng góp thêm những giải pháp tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Đây cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước chúng ta ngày nay.
1.2. Đóng góp mới của đề tài.
Thứ nhất: Bằng các Hoạt động thực tế làm thay đổi nhận thức thái độ của học viên GDTX cấp THPT đối với môi trường, tạo nên động cơ thúc đẩy học viên GDTX cấp THPT giữ gìn môi trường tốt đi đôi với nhu cầu phát triển tri thức của bản thân.
Thứ hai: Thiết kế quy trình với một chuỗi Hoạt động liên kết nhằm tác động và thay đổi nhận thức, thái độ của học viên GDTX cấp THPT.
Thứ ba: Xây dựng nhóm học viên nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động, giáo dục bảo vệ môi trường (học viên GDTX cấp THPT sau khi tham gia vào các biện pháp tác động của đề tài nghiên cứu, họ trở thành những tuyên truyền viên những người tổ chức hướng dẫn, vận động các đối tượng học viên khác và mọi người cùng tham gia công tác bảo vệ môi trường).
Thứ tư: Thiết kế các sản phẩm hỗ trợ cần thiết cho quá trình nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học viên dựa trên đặc điểm phát triển nhận thức tâm lý xã hội như: Các hoạt động tái chế các vật liệu phế thải để sản xuất các chậu, bình hoa hoặc đồ thủ công mỹ nghệ…
Thứ năm: Từ thực tiễn giảng dạy, tham mưu công tác quản lý tôi đã áp dụng nhiều giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên. Đó là việc chuyển biến nhận thức của các em về vấn đề bảo vệ môi trường, có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng và còn trở thành tuyên truyền viên giúp địa phương, nơi cư trú của các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường có ý nghĩa thiết thực; Mặt khác hoạt động thu gom, phân loại rác, xử lý rác còn mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp một phần đáng kể vào quỹ thắp sáng ước mơ cho các em học sinh nghèo vượt khó của trung tâm
1.3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu thực trạng về ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ trong thời gian từ năm 2020 đến 2022.
Trên cơ sở hiểu biết được thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học viên.
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học viên trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Phạm vi nghiên cứu: Trong công tác quản lý, từ thực tiễn giảng dạy những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, ý thức bảo vệ môi trường đối với các em học viên Trung tâm GDNN-GDTX Tân Kỳ.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố của tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế – xã hội của loài người. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ gìn cho môi trường trong lành, bền vững, đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên, đồng thời ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà do chính con người hay thiên nhiên gây ra cho môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các thế hệ học sinh là quá trình giáo dục có mục đích nhằm giúp cho các em hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường để từ đó có thái độ, hành vi và những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường, làm cho môi trường sống của mình tốt đẹp hơn.
2.1.1.2. Khái niệm ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là toàn bộ sản phẩm những hoạt động tinh thần của con người, bao gồm những tri thức, kinh nghiệm, những trạng thái tình cảm, ước muốn, hy vọng, ý chí niềm tin, … của con người trong cuộc sống. Ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử – xã hội, là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người.
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ biện chức với vật chất.
Theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri thức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.
2.1.1.3. Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Môi trường sống của con người rất rộng lớn và bao la, chúng được phân thành ba nhóm, đó là: Môi trường tự nhiên, bao gồm các thành phần tự nhiên (địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật); Môi trường xã hội, bao gồm các quan hệ xã hội (trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp); Môi trường nhân tạo, bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người (nhà ở, nhà máy, thành phố…). Trong thực tế các nhóm môi trường này chúng cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Vì vậy, khi một thành phần thay đổi trong môi trường nào cũng đều tác động đến môi trường sống của chúng ta. Trong những thập niên gần đây với sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều khí thải đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người. Bởi vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho toàn nhân loại chúng ta cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, như: Khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… Tất cả những việc làm đó giúp cho môi trường sống của chúng ta được an toàn và bền vững.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra khá nghiêm trọng, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí… sự suy giảm đa dạng sinh học, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên… Từ thực trạng đó đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người như: lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, nhiệt độ tăng, nước biển dâng… Con người cũng chính là nhân tố chính làm cho cho môi trường bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Nhưng con người cũng sẽ là nhân tố cải thiện môi trường, khắc phục những hạn chế và làm cho môi trường phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
Vì vậy, trong công tác giáo dục và đào tạo ngày nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc giảng dạy cho các em học sinh những kiến thức để vận dụng vào việc phát triển kinh tế – xã hội mà cần phải giáo dục các em kiến thức bảo vệ môi trường, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác bảo vệ môi trường vào một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong chỉ thị 36/CT-TW ngày 25/6/1998 và sau này là nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số 256/2003 QĐ-TTg, ngày 12/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người dân”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]