SKKN Tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý lớp 4
- Mã tài liệu: BM4016 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 681 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1/ Làm sống động các bản đồ, lược đồ trong SGK, khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
3.2/ Sưu tầm các tư liệu thực tế, tạo dựng các đoạn phim ngắn
3.3/ Tăng cường kết hợp nội dung kiến thức của hai phân môn Lịch sử và Địa lý
3.4/ Vận dụng linh hoạt, lồng ghép các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi dạy học phân môn Địa lý lớp 4
3.5/ Sử dụng các trò chơi học tập đa dạng, phong phú
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, chương trình giảng dạy ở tiểu học được chia làm hai giai đoạn. Và ngay ở đầu giai đoạn hai, các en học sinh lớp 4 đã bắt đầu được làm quen với môn học Lịch sử và địa lý. Phân môn Lịch sử có sự lôgic, hệ thống theo trục thời gian giúp các em dễ ghi nhớ, dễ hiểu mang đến cho các em niềm đam mê và thích tìm tòi sáng tạo. Còn phân môn Địa lý thì sao? Đây là môn học mới mẻ và nó được tách ra từ môn TNXH lớp 1,2,3. Hệ thống kênh chữ nhiều hơn kênh hình, ở phân môn này có nhiều từ ngữ các em mới bắt đầu làm quen như: địa hình, nét văn hóa, đồng bằng châu thổ,…Hơn nữa mục tiêu của môn học này yêu cầu học sinh phải nắm được các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ Địa lý ở các vùng miền chính trên đất nước Việt Nam.
Sự cần thiết học sinh phải tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở các vùng miền khác nhau, học sinh cần có kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ, khai thác triệt để các kênh hình, kênh chữ trong SGK nhằm khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tiếp nhận kiến thức cho mình để từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống. Qua đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, con người và đất nước Việt Nam ta. Đó chính là những kỹ năng sống cơ bản mà một con người cần có: chủ động, tích cực và sáng tạo. Điều này sẽ giúp ngành Giáo dục đạt được mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra là: “Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo,có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh (có kiến thức toàn diện) đáp ứng được nhu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai”.[6]
Các kiến thức địa lý được trình bày trong sách giáo khoa thông qua kênh chữ, kênh hình là các lượt đồ, bản đồ, tranh ảnh. Tuy nhiên nếu ngày nào giáo viên cũng lên lớp giảng bài cho học sinh với những tranh ảnh tĩnh cùng với bảng đen phấn trắng thì sẽ gây nhàm chán cho học sinh và ngày càng làm cho học sinh uể oải hơn và học sinh sẽ có cảm giác sợ môn Địa lí và sẽ có tâm lý học đối phó. Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một điều tất yếu. Khi các em vừa tìm hiểu kiến thức thông qua sách giáo khoa vừa kết hợp với xem những tranh ảnh những đoạn phim sinh động thì các em sẽ hứng thú hơn.
Do vậy để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu song vẫn đảm bảo được mục tiêu, nội dung chương trình của môn học tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và “Tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Trung – Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa” để ứng dụng hiệu quả nhất trong quá trình dạy học.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa đạt tới trình độ tư duy khái quát.Vì thế tôi nghiên cứu kinh nghiệm này nhằm đạt được mục đích sau:
+ Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học Nga Trung, Nga Sơn,Thanh Hóa.
+ Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi dạy phân môn Địa lý lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Địa lý ở Tiểu học.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
+ Nội dung, chương trình phần Địa lý – môn Lịch sử và địa lý lớp 4.
+ Một số phương pháp dạy học phân môn Địa lý ở Tiểu học.
4/Phương pháp nghiên cứu:
a/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Để tìm hiểu rõ vấn đề tôi đã nghiên cứu kỹ những tài liệu, giáo trình có liên quan để phân tích, tổng hợp, so sánh và rút ra những vấn đề lý luận có tính định hướng.
b/ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu, điều tra qua thực tế dự giờ, phỏng vấn học sinh, giáo viên tại trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
+ Trao đổi, bàn bạc với giáo viên, học sinh khối 4,5 để nắm bắt thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Tìm hiểu thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học khi dạy phân môn Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa từ đó phát hiện vấn đề nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
+ Trao đổi với đông nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học và nâng cao chất lượng dạy học phân môn Địa lý lớp 4.
c/ Phương pháp thông kê, xử lý số liệu:
Sau khi thu thập những số liệu điều tra thực tế về đổi mới phương pháp dạy học phân môn Địa lý lớp 4 tại trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa, tôi có những căn cứ để xây dựng cho mình những phương pháp, hình thức và giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý và rút ra những kết luận khách quan.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Cơ sở lý luận:
Đặc điểm của học sinh Tiểu học là tiềm tàng khả năng phát triển nên người giáo viên cần sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ. Giáo viên cần giúp học sinh trải nghiệm và thử thách cộng với việc học tập tích cực, chủ động, tự giác trên nhu cầu hứng thú, tương tác lẫn nhau, từ đó hình thành kỹ năng, kỹ xảo để học kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ một cách có hiệu quả.
Để học sinh tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự giác chiếm lĩnh kiến thức đó người giáo viên phải là người năng động, sáng tạo và có vốn kiến thức vững, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, chuẩn bị bài và đồ dùng dạy học chu đáo, tránh việc giáo viên cung cấp thông tin và học sinh thụ động tiếp nhận thông tin.
Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học là hoàn toàn có cơ sở lý luận. Trong giờ học Địa lý đối tượng môn học làm cho giờ học không chỉ mang tính chất khoa học mà nó còn mang đậm tính chất nghệ thuật tổng hợp. Bởi vậy mà những vấn đề mà giáo viên đưa ra phải được tổ chức một cách nghệ thuật và là vấn đề càng gắn bó với nội dung thẩm mỹ của bài dạy thì càng động viên học sinh tham gia tìm hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Môn Địa lý có điều kiện thuận lợi để tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy bởi lẽ các phương tiện dạy học Địa lý rất đa dạng. Ngoài sách giáo khoa chúng ta còn cả hệ thống các thiết bị khác như: bản đồ treo tường, tranh ảnh, phim, băng hình, máy chiếu,…Từ những thiết bị đó các em có công cụ để quan sát, phân tích, so sánh, nhận xét ngay trên lớp học. Vì vậy phương pháp mới là quan trọng và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh tự khám phá ra chân lý thì đó là cả một quá trình. Quá trình đó chi phối mọi hoạt động của giáo viên từ khâu chuẩn bị bài dạy, đến các hình thức tổ chức dạy học trên lớp và cả việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nếu làm tốt cả 3 khâu trên nghĩa là giáo viên đã thành công trong tiết dạy.
Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tích cực hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Địa lý lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Trung Nga Sơn Thanh Hóa.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]