SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9
- Mã tài liệu: BM9019 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 885 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS BC Kiến Thiết |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS BC Kiến Thiết |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Phương pháp đàm thoại
b. Phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí
c. Phương pháp thảo luận
d. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện | |
2.3.1. Các địa chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí 9 phần Địa lí kinh tế | |
2.3.2. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS | |
a. Nguyên tắc giáo dục | |
b. Phương thức giáo dục | |
c. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường | |
2.3.3. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí 9 phần Địa lí kinh tế | |
a. Phương pháp đàm thoại | |
b. Phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí | |
c. Phương pháp thảo luận | |
d. Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa, | |
2.4, Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề về môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước-người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội – đảm bảo phát triển bền vững quốc gia. Nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường, trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị “Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp phù hợp với các vùng, miền. [1]
1, Ở mục 1.1 đoạn từ “Những hiểm họa … và toàn cầu” do tác giả tự viết ra, đoạn tiếp theo “Nhận thức được… vùng, miền” tác gỉa tham khảo từ TLTK số 1.
Để thực hiện nôi dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa lí có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tùy theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo. Ở lứa tuổi 12 – 15 tuổi, con người phải trải qua giai đoạn phát triển tâm lí rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ một tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu, thì chúng ta sẽ có quyết định đúng dắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường, chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường.
Với trách nhiệm là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Địa lý ở trường THCS, tôi nhận thấy một bộ phận học sinh còn thiếu những kiến thức phổ thông, cơ bản về môi trường, chưa có ý thức gìn gìn, bảo vệ môi trường, còn có những hành vi làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Vì vậy, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng là rất cần thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lý 9”.Trong thực tế giảng dạy những năm học vừa qua và do điều kiện thời gian, tôi chỉ mới nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học địa lý 9 phần “ Địa lý kinh tế”. Qua bài viết này tôi mong muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy môn địa lý lớp 9.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho học sinh có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường.
Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường …. Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng….Đó là mục đích nghiên cứu của đề tài này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và đối với học sinh nói riêng.
– Các giải pháp để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với học sinh trong trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn, điều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và đánh giá kết của từng tiết dạy.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu qua sách tham khảo, qua sách báo và các thông tin có tính thời sự.
– Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
– Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ở các lớp 9
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]