SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5
- Mã tài liệu: BM5037 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1973 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Thị Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
1. Hình thành cho học sinh những nhận biết, trí thức về môi trường
2. Sử dụng hình ảnh trực quan, giảng thuyết để phát họa lên bức tranh toàn cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường và hậu quả tác động của môi trường đến đời sống con người
3. Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào các bài trong môn Khoa học 5
4. Một số hoạt động về môi trường đã triển khai thực hiện tại trường đã đem là hiệu quả thiết thực
5. Sử dụng phương pháp
5.1 Quan sát
5.2 Điều tra
5.3 Tham gia xã hội
5.4 Thảo luận, tranh luận
5.5 Sử dụng các phương tiện nghe nhìn
5.6 Thực hành
5.7 Đóng vai
Mô tả sản phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu
Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu và có tính sống còn của loài người. Thế giới đã buộc các nước tư bản và các nước đang phát triển cam kết cắt giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng chiến dịch Giờ trái đất vào năm 2007 tại thành phố Sydney nhằm kêu gọi Chính phủ, nhân dân và doanh nghiệp các nước cùng tắt đèn 1 giờ nhằm giảm biến đổi khí hậu.
Việt Nam là một trong các nước có nhiều nỗ lực và quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường với cộng đồng quốc tế. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung và phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh : “ Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” ( Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI).
2. Thực trạng và lý do chọn đề tài
Năm 2008, Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở cấp Tiểu học: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Mĩ thuật và Ngoài giờ lên lớp. Cấu trúc tài liệu chủ yếu nêu một số kiến thức về môi trường, nguyên tắc tích hợp; hình thức và phương pháp giáo dục và một ít nội dung, địa chỉ, mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn khoa học ( khoảng 5-6 bài). Sau đó tiến hành tập huấn và triển khai thực hiện. Chính vì thế nên cán bộ quản lí, giáo viên rất lúng túng trong công tác chỉ đạo, thực hiện:
+Xác định các bài để tích hợp, tích hợp ở hoạt động nào trong khi lên lớp, mức độ tích hợp, nội dung tích hợp.
+Đồng thời trong một nội dung bài dạy, trong một thời lượng tiết dạy người giáo viên vừa truyền đạt kiến thức theo chuẩn ( Theo QĐ 16/ của Bộ GD&ĐT) vừa nghiên cứu để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hợp lí, hiệu quả và không xáo trọn trọng tâm bài dạy.
+Đội ngũ giáo viên của trường có trên 50% giáo viên dân tộc thiểu số, còn lại mới mẽ nên việc nghiên cứu rất khó khăn ở đây không muốn nói là quá sức.
+Không đồng bộ giữa các giáo viên trong khối lớp 5 về số lượng bài, nội dung tích hợp, phương pháp và hình thức…. rất khó trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường, khó công tác kiểm tra, đánh giá, soạn giảng.
+Trước thực trạng một số trường tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra trên diện rộng do không có hệ thống nhà vệ sinh. Nhiều trường tiểu học thành lập cách đây 10 năm hoặc lâu hơn nhưng hệ thống cây xanh không có. Nguyên nhân là do nhận thức sai lệch về vấn đề, còn xem nhẹ vấn đề môi trường và tất nhiên, nhận thức sai thì không bao giờ hành động đúng.
Là nhà quản lí trường học tôi luôn ý thức sâu sắc vấn đề giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ, luôn trăn trở tìm giải pháp để thực hiện mục tiêu mà Ngành Giáo dục các cấp chỉ đạo. Để khắc phục bớt khó khăn cho đồng nghiệp trong quá trình lên lớp cũng như công tác soạn giảng; làm thể nào để giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học để tiến đến thực hiện tốt phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bản thân tôi đã nghiên cứu, theo đuổi đề tài này từ năm 2009, đã biên soạn nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn khoa học 4, 5 đã được giáo viên trong trường và đồng nghiệp áp dụng thử nghiệm. Đó cũng là lí do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu đề tài.
2. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu:
Đối tượng áp dụng : Môn khoa học lớp 5, tại tỉnh Quảng Bình
Đề tài này áp dụng nghiên cứu đối với môn khoa học lớp 5, ở Quảng Bình
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Như trình bày phần mở đầu, Giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu vì mục tiêu phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta dành mối quan tâm đặc biệt.
* Một số văn bản về bảo vệ môi trường đã được ban hành :
Nghị quyết 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân ”.
Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Chỉ thị số 02/ CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “ Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường ”
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường qua môn khoa học: ( Trích tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT)
+Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với các em, môi trường sống của con người.
+Hình thành các khái niệm ban đầu về môi trường, môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.
+Biết một số tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, quan hệ khai thác, sử dụng và môi trường. Biết các mối quan hệ giữa các loài trên chuỗi thức ăn tự nhiên.
+Những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
+Hình thành cho học sinh những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết những vấn đề về môi trường.
+Tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, thuyết phục người thân, bạn bè có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường.
Các nguyên tắc tích hợp : ( Trích tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT)
Khi thực hiện mục tiêu lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua các bài dạy, giáo viên phải tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, biến môn học thành bài học giáo dục bảo vệ môi trường.
– Nguyên tắc 2: Khai thác nội dung giáo dục bảo vệ môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện.
– Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường. ( đây là nguyên tắc mang tính địa phương )
Cách tiếp cận trong giáo dục bảo vệ môi trường: Có 3 cách tiếp cận
– Giáo dục về môi trường : là phát triển những nhận biết, tri thức, hiểu biết về sự tác động qua lại giữa con người và môi trường, là cách tiếp cận khi môi trường trở thành chủ đề học tập.
– Giáo dục trong môi trường: Hình thành học sinh tình cảm, sự quan tâm đến môi trường và các kĩ năng bảo vệ môi trường.
– Giáo dục vì môi trường: Hình thành mục tiêu, thái độ và sự tham gia vì môi trường.
* Ba cách tiếp cận trên được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Nhận biết
Hành động Tri thức
TT trách nhiệm Hiểu biết
Sự quan tâm
Theo ông Patrich Gedder, người sáng lập ra lí luận giáo dục môi trường, ông cho rằng, trong giáo dục điều quan trong là ba chữ H ( Head – đầu; Heart – trái tim; Handr – tay ). Tức là tác động vào khối óc để hình thành những hiểu biết, nhận biết về môi trường; tác động vào trái tim để hình thành những xúc cảm, tình cảm với môi trường và cuối cùng tác động váo tay, chân để hình thành những kĩ năng, hành động cụ thể để nâng cao chất lượng về giáo dục môi trường.
Hình thức và phương pháp
– Do đặc thù của môn học là sự vật, hiện tượng của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bao quanh nên chúng thường gần gũi, cụ thể với học sinh. Các em được tiếp xúc hảng ngày qua thông tin đại chúng, qua người lớn trong gia đình, địa phương, ban bè…. Nên khi dạy giáo viên cần lưu ý phát huy tối đa tích tích cực học tập của học sinh, tạo điều kiện để cho các em tham gia tự khám phá, tự phát hiện kiến thức.
– Sử dụng phương pháp, hình thức dạy học ngoài thiên nhiên, điều tra, khám phá, khảo sát, thí nghiệm, tham gia xã hội là những phương pháp mang lại hiệu quả nhất.
– Đặc trưng của giáo dục môi trường là mang tính địa phương: Vì môi trường địa phương chính là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện học tập của lĩnh vực này. Do đó khi giáo dục cho đối tượng học sinh nào thì cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cụ thể về hiện trạng môi trường của địa phương đó. Từ đó có thể dần dần hình thành những hành vi nhận thức môi trường thiết thực cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục môi trường.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
+Phương pháp, hình thức dạy học chủ yếu đàm thoại, giảng giải theo lí thuyết, chưa áp dụng hình ảnh trực quan qua máy chiếu, hình ảnh pano ap phích.
+Công tác giáo dục chưa tạo sự đồng thuần, đồng bộ ở các cấp, cơ quan chủ quản chuyên môn ít quan tâm, chưa sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá quá trình thực hiện nên chưa có kinh nghiệm nhiều cho các trường học tập, rút kinh nghiệm.
+Công tác quản lí, kiểm tra của nhà trường cùng gặp không ít khó khăn vì mỗi giáo viên lựa chọn một kiểu, 1 số giáo viên chọn được nhiều bài, số giáo viên khác thì ít nghiên cứu nên bài ít….rất khó trong chỉ đạo chung và kiểm tra.
+Bên cạnh đó còn tồn tại một hình thức mà dẫn đến hiệu quả chưa cao là chưa chú trọng cho học sinh hành động như trồng cây nhân dịp tết, chăm sóc bồn hoa, nhặt rác sân trường, thu gom và đốt rác thải hằng tuần, tiêu tiện, đại tiện đúng chổ và có chổ ( 1 số trường không có WC kiên cố hoặc tạm)
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ khó khăn gặp phải của đồng nghiệp cộng với trách nhiệm người quản lí trong nhà trường, tôi quyết định nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm môi trường tại các xã trên địa bàn huyện, áp dụng những hiểu biết, suy luận tại các lớp tập huấn. Qua thời gian, bản thân tôi đã có được các hình ảnh về môi trường, xác định được nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm tại địa phương. Sau đó nghiên cứu từng nội dung bài dạy trong môn khoa học 5 ( đã thực hiện ở khối 4) để xác định địa chỉ các bài để tích hợp, nội dung đã được tích hợp, nội dung càn được tích hợp, mức độ tích hợp và tích hợp khi nào khi thực hiện quy trình tiết dạy
Với nội dung nghiên cứu mang tính thời sự nóng bỏng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của cả hệ thống chính trị và dư luận xã hội. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường như đã nêu ở phần đầu, giúp đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn khi lên lớp. Áp dụng lí luận giáo dục môi trường của ông Patrick Gedder, Tôi tiến hành thực hiện các bước cụ thể sau:
1. Hình thành cho học sinh những nhận biết, trí thức về môi trường:
– Theo tính lô gích, để học sinh có sự quan tâm đúng, hành động đúng thì trước hết các em phải hiểu về môi trường: môi trường là gì, tác dụng của môi trường, sự ảnh hưởng qua lại giữa môi trường và con người…. và vì sao phải quan tâm đến môi trường, tức là ta thực hiện cách tiếp cận giáo dục về môi trường: tác động vào khối óc của các em (Head)
– Cách thực hiện bước nầy chủ yếu thực hiện ở các tiết ngoài giờ lên lớp, giáo dục ngoại khóa hoặc nói chuyện dưới cờ. Trong các năm qua, trường thực hiện chương trình T30 Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học có bố trí 1 tiết Ngoài giờ lên lớp cho các lớp từ lớp 3 đến lớp 5, đây là thuận lợi lớn cho nhà trường để thực hiện mục tiêu này.
– Kiến thức về môi trường cung cấp cho các em về những nội dung sau ( nội dung trích từ tài liệu tập huấn của Bộ GD&ĐT ):
* Môi trường là gì : Tại Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường, môi trường được định nghĩa như sau :
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
* Chức năng của môi trường: Môi trường có 4 chức năng
– Cung cấp không gian sống cho con người.
– Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của con người.
– Là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra.
– Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
* Phân loại môi trường : Môi trường có 3 loại
– Môi trường tự nhiên : Bao gồm các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, xã hội… tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Nếu con người ngừng tác động đến, các yếu tố này sẽ tiếp tục phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có của nó.
– Môi trường xã hội : Là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người tạo nên sự thuận lợi và trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, cộng đồng con người.
– Môi trường nhân tạo: Bao gồm các yếu tố vật lí, hóa học, sinh học, xã hội… do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các yếu tố này tự phá hủy nếu không có tác động của con người.
* Ô nhiễm môi trường : Ô nhiễm môi trường hiểu theo một cách đơn giản là:
– Làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống.
– Làm biến đổi môi trường theo chiều hướng tiêu cực toàn thể hay nột phần bằng những chất gây tác hại ( chất gây ô nhiễm). Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật, gây tác hại đến nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm chất lượng sống của con người.
2. Sử dụng hình ảnh trực quan, giảng thuyết để phát họa lên bức tranh toàn cảnh tình trạng ô nhiêm môi trường và hậu quả tác động của môi trường đến đời sống con người.
– Giới thiệu cho học sinh xem những hình ảnh liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều khía cạnh như nước, không khí, đất…. Chú ý những hình ảnh vệ sinh môi trường tại địa phương các em đang sống để thực hiện theo đúng đặc trưng của giáo dục môi trường ( mang tính địa phương).
– Hình thức tiếp cận của học sinh tiến hành tương tự như phần 1, giờ ngoại khóa sử dụng dụng cụ đèn chiếu trình chiếu các hình ảnh sưu tầm được cộng với lời thuyết minh của giáo viên về nguyên nhân, hậu quả..
* Hình ảnh bức tranh về môi trường thế giới và Việt Nam
– Chất thải của hoạt động công nghiệp 50 % lượng khí Đioxit cacbon gây ra hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất, hủy hại tầng ôzôn.
Khi thải C02 gây hiệu ứng nhà kính
– Thời tiết ngày càng diễn ra cực đoan không theo quy luật và thường lệ, gia tăng tầng suất các hiện tượng thiên tai như bão, lũ, sống thần, động đất, phun trào núi lửa, cháy rừng, hạn hán, sa mạc hóa. Hiện tượng mưa, dông bão trái mùa diễn ra trên diện rộng gây thất thoát tài sản hoa mầu của nhân dân do trong thời vụ canh tác, chưa chuẩn bị tinh thần phòng chống.
Hiện tượng lũ lụt, bão xãy ra hàng năm
Hiện tượng hạn hán, sa mạc hóa, khan hiếm nước ngọt do biến đổi khí hậu
– Tăng nồng độ CO2, SO2 trong không khí. Cạn kiệt nguồn tài nguyên ( rừng, đất, nước).
– Nhiệt độ trái đất tăng; mực nước biển dâng cao từ 25 – 140 cm do băng tan ở Bắc cực và Nam cực.
– Nhiều hệ sinh thái không còn khả năng tự điều chỉnh. Một số động thực vật có nguy cơ biến mất.
Khai thác, tiêu thụ, sử dụng động vật quý hiếm, sinh vật bằng phương pháp
hủy duyệt động vật có trong sách đỏ
– Ô nhiễm môi trường đất do hậu quả của chiến tranh gây ra rất nặng nề.. Các chất độc Đioxin còn chứa trong lòng đất nhiều, bom mìn còn sót sau chiếu tranh gây tử vong hàng trăm người mỗi năm.Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình quốc gia về rà phá bom mìn sau chiến tranh.
Hình ảnh bộ đội công binh rà soát bom mìn còn sót sau chiến tranh và Mỹ
rải chất độc Đioxin.
– Hiện tượng ô nhiễm môi trường nước do chất thải các nhà máy : Đây là vấn đề gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân ở các khu công nghiệp, tồn thất hàng trăm tỷ đồng trong nuôi trồng thủy sản của nông dân. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu quản lí, cấp phép, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế ngành…. chưa hiệu quả, quá lỏng lẻo tạo nhiều chổ hở cho các doanh nghiệp thối thoát trách nhiệm.
Hình ảnh nước sông bị ô nhiễm làm cá trên các dòng sông chết hàng loạt
* Hình ảnh môi trường địa phương :
Vấn đề môi trường tập trung vào một số nguyên nhân sau :
– Tình trạng ô nhiễm môi trường nước : Ở Quảng Bình ô nhiễm môi trường nước không giống như các tỉnh khác do chất thải khu công nghiệp, dùng chất tẩy rửa trong nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các dòng sông trên địa bàn đều bị xáo trộn ngổn ngan, làm cho các chất mùn được tích tụ từ hàng ngàn năm trôi rửa theo dòng nước xịt của “vòi rồng” Sa tặc chảy ra biển, để lộ thiên nhiều bãi đá với diện tích rộng. Một số loại động vật trên các dòng sông suối như rùa, ba ba, cá, tôm, ốc … dần biến mất do chất thải, chất tẩy rửa của bãi vàng đổ ra.
– Tình trạng rừng bị suy thái nghiêm trọng nhất là rừng tự nhiên. Tình trạng khai thác gỗ trái phép diễn ra nhiều, không kiểm soát được. Một số địa phương lạm dụng chương trình 134 của Chính phủ về xóa nhà tạm để khai thác vận chuyên, mua bán. Tuy đã được quán triệt nhưng tình trạng phát rừng già làm nương rẫy vẫn còn xảy ra. Công tác phòng chống cháy rừng không hiệu quả do lực lượng và phương tiện phòng chống cháy rừng hầu như không có, nên chủ yếu là phòng là chính.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]