SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học – Môn Vật lí 8
- Mã tài liệu: BM8240 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 685 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học – Môn Vật lí 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Xây dựng nội dung, chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với nội dung bài học.
– Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp để bảo vệ môi trường thì trước hết cần chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học, phù hợp với nhận thức của các em.
– Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
– Thu thập tài liệu về môi trường sinh động và có sức thuyết phục.
– Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng.
– Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
* Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn Vật lí lớp 8 đạt hiệu quả cao.
– Phương pháp 1: Thông qua từng tiết học của môn Vật Lí lớp 8.
– Phương pháp 2: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua một hoạt động ngoại khóa
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ …
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và xử lí các vấn đề về môi trường.
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đặt ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu.
Thực hiện chủ đề năm học: “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”
Thực hiện cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể thiếu được vì vậy tôi chọn đề tài : “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài dạy ở chương Nhiệt học – môn Vật lí 8”.
1.2. Mục đích ngiên cứu
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó các em nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, có cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chương trình bộ môn vật lí 8 có nhiều bài mà nội dung kiến thức cần lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Việc lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường trong dạy môn vật lý 8 học sinh dễ áp dụng vì những kiến thức vật lí gắn liền với các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, và ngày nay công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ nên việc cập nhật kiến thức hiểu biết rất rễ ràng
Đề tài này áp trong phạm vi trường trung học cơ sở, với đối tượng là học sinh khối 8 trường TH CS Quảng Lợi.
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất một số giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 8 đạt hiệu quả cao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2005. Căn cứ quyết định 1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế – xã hội, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước. Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông.
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Thanh Hóa, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quảng Xương, của trường THCS Quảng Lợi năm học ………….
Định nghĩa môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005)
* Các chức năng cơ bản của môi trường
– Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
– Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
– Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
– Khái niệm về dạy học tích hợp: Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
* Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường Trung học cơ sở:
– Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường ….
– Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân cách.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]