SKKN Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy Sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh
- Mã tài liệu: BM8138 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 902 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THCS Trần Văn Ơn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy Sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Sử dụng hệ thống câu hỏi để hỏi đáp trực tiếp hoặc cho học sinh làm trắc nghiệm.
Giải pháp 2: Sử dụng tranh ảnh, mô hình hoặc đồ dùng trực quan (vòng tránh thai, bao cao su, thuốc tránh thai…) để minh họa.
Giải pháp 3: Xem các tiểu phẩm: các tiểu phẩm có thể được sưu tầm hoặc học sinh tự viết, tự đóng vai.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện trong những năm gần đây, các nội dung giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSS VTN) được xác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong các môn học như: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa ở các trường phổ thông. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản.
Thực tế, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinh khó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô và bạn bè khác giới. Đối với chủ đề này, cần phải có một môi trường phù hợp để các em có thể tin tưởng bày tỏ, trao đổi một cách thoải mái tất cả những hiểu biết, quan điểm, khúc mắc của mình. Hơn thế nữa vấn đề xâm phạm thân thể, quấy rối tình dục mà nạn nhân là các em gái đã xảy ra ở nhiều nơi, đang bị xã hội lên án, là nỗi lo sợ của nhiều bậc phụ huynh, của nhiều em gái nhưng kỹ năng phòng, tránh của các em chưa được đề cập nhiều.
Với những trăn trở đó, trong nhiều năm học qua bản thân trực tiếp giảng dạy môn sinh học lớp 8, là môn học trực tiếp nghiên cứu về giải phẫu sinh lý và vệ sinh người. Đặc biệt chương X và XI cung cấp khá nhiều thông tin cần thiết cho học sinh về giới và một số vấn đề về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền đạt đầy đủ thông tin trong sách giáo khoa, tôi còn hết sức cố gắng lồng ghép vào bài học các vấn đề về giới tính như: tình bạn khác giới, tình yêu ở tuổi vị thành niên; Vệ sinh cơ quan sinh dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; Kỹ năng cần thiết để từ chối các cám dỗ về tình dục và bảo vệ mình, bảo vệ bạn gái tránh mang thai ở tuổi vị thành niên…. Tôi nhận thấy đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Tôi đã và đang tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học và những năm học tiếp theo với hy vọng giúp học sinh có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe bản thân, góp phần nâng cao được ý thức tự bảo vệ cơ thể mình, giúp các em bước vào đời vững vàng hơn, tránh những con đường sai lầm ảnh hưởng đến tương lai.
Với mong muốn đó, tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong vấn đề: “Tích hợp giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong giảng dạy sinh học 8 nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
– Xác định tầm quan trọng của Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh ở trường THCS nói chung, trong chương trình sinh học 8 nói riêng nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh.
– Vận dụng vào giảng dạy dần dần đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của xã hội.
III. Đối tượng nghiên cứu
– Giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên.
– Nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy các lớp 8A, 8B ở trường THCS Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi SKKN này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận của vấn đề
Theo định nghĩa của ngành y tế: “Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người…”
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi, (là giai đoạn học phổ thông). Giáo dục giới tính giúp học sinh THCS có một quan điểm tích cực về tình dục, có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng, phòng chống các bệnh xã hội; biết quan hệ, ứng xử với người khác giới phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội… Đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để các em có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định về tình bạn, tình yêu và tình dục với bạn khác giới. Vì vậy việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, đặc biệt học sinh THCS là vấn đề cần thiết và cấp bách bên cạnh việc giảng dạy văn hóa, để góp phần tạo ra một thế hệ tương lai khỏe mạnh, làm nền tảng để xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, đóng góp vào sự ổn định và phồn vinh của xã hội.
- Thực trạng của vấn đề
1.Thế giới: Theo báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên” cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh con trước 18 tuổi, trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi 15-19 sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình. Các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18.
2.Việt Nam: Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo, phá thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm 1-3%.Tại Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng 2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở Bệnh viện. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%, tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012). Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 – 70% là học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế – chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.Với con số mang thai và nạo hút thai VTN như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN.
3.Thực trạng chung về giáo dục giới tính ở trường THCS
Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận và thực hiện, nhưng hầu hết chưa đạt được kết quả mong muốn vì chưa có đội ngũ giáo
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]