SKKN Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong tiết dạy môn Sinh học 9
- Mã tài liệu: BM9195 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 819 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Hoài Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Sài Đồng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Nguyễn Hoài Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Sài Đồng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong tiết dạy môn Sinh học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
2.2.2. Nguyên tắc chung của giáo dục bảo vệ môi trường
2.2.3. Các giải pháp tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy môn sinh học
2.2.4. Các bài học cần tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
Mô tả sản phẩm
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Sinh học là môn học giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy môn sinh học trong trường phổ thông có khả năng tích hợp rất nhiều nội dung về môi trường trong tiết dạy, trong đó việc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cần thiết trong hoạt động dạy học.
Hiện nay, môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, hạn hán kéo dài, cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự yếu kém về khâu xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
Giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường là một vấn đề có tính thiết thực và là vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này là rất cần thiết cho các em học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước. Hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh- sạch- đẹp.
Là giáo viên sinh học, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua các tiết dạy là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Chính vì thế tôi đã chọn giải pháp “Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường trong tiết dạy môn sinh học 9”
1.2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
1.2.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông được nhiều tác giả đưa ra nhiều tác phẩm với nhiều góc độ khác nhau:
Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “Môi trường sống và con người” nhà xuất bản Hà Nội- 1987
Tác giả Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “Dân số, môi trường và tài nguyên”Nhà xuất bản Giáo Dục
Tác giả Nguyễn Hồng Thao trong cuốn “Bảo vệ môi trường biển: vấn đề và giải pháp”
1.2.2. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu:
- Môi trường:
+ Theo định nghĩa về môi trường của Liên Hiệp Quốc: môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng.
+Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (điều 1): môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là việc đưa các chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên gây ra sự thay đổi bất lợi, gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ
- Giáo dục môi trường:
Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái
1.3. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là giúp cho học sinh trung học cơ sở nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường và vai trò của giáo dục vì một cuốc sống an toàn, bền vững. Học sinh hiểu được các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thiên tai, góp phần xây dựng kế hoạch nhằm bảo vệ môi trường. Các em có thái độ tích cực chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh- sạch- đẹp, cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân, trường học và cộng đồng.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải đi đôi với giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kĩ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Vận dụng những kiến thức và kĩ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai
Giúp các em trở thành người chủ trong chính tương lai của mình không những có kiến thức đầy đủ mà còn có lối sống tốt để đưa đất nước ngày càng phát triển.
1.4. Căn cứ đề xuất giải pháp
1.4.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]