SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả dạy bài 38 – 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – Môi trường biển đảo
- Mã tài liệu: BM9021 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 879 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Đồng Khởi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Đồng Khởi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả dạy bài 38 – 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – Môi trường biển đảo” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Xác định các môn học được vận dụng trong bài học
b. Chuẩn bị thiết bị, học liệu dạy học
c. Mục tiêu và tiến trình dạy học
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: ” Phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
“Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy đề tài này, ngoài những kiến thức của môn Địa lí cần phải vận dụng những kiến thức của môn hoá học, sinh học để HS hiểu rõ vấn đề giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo. Vận dụng các kiến thức của môn GDCD để tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền và tài nguyên – môi trường Biển – đảo tới mọi người xung quanh. Vận dụng kiến thức môn Lịch sử để HS hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Biển và đảo nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Vận dụng kiến thức môn Văn học, Âm nhạc để HS thấy được biển nước ta rất giàu và đẹp qua các bài thơ, văn và những bài hát hay về Biển đảo, môn Hóa học để giải thích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Biển – đảo, môn Sinh học để giải thích nguyên nhân làm giảm diện tích rừng ngập mặn và các tài nguyên sinh vật khác…
Ngoài ra, học sinh cũng phải biết liên hệ thực tế bằng các kênh thông tin, tài liệu khác nhau như Ti vi, mạng Internet, báo đài… để hiểu rõ hơn tầm quan trọng trong phát triển tổng hợp kinh tế và vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên – môi trường Biển – đảo trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là sự tranh chấp chủ quyền Biển đảo đang diễn ra gay gắt ở Biển Đông, trong đó có vùng biển của nước ta.
Đề tài dạy học này sẽ giúp học sinh hiểu rõ và nắm vững những kiến thức trong bài học, đồng thời có ý thức về bảo vệ tài nguyên – môi trường và chủ quyền biển đảo của nước ta, có ý thức trong việc tuyên truyền trách nhiệm bảo vệ tài nguyên – môi trường và chủ quyền biển đảo đến những người xung quanh.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học trong đề tài, học sinh được rèn luyện một số các kỹ năng sống như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng…
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Thanh Hoá, phòng GD-ĐT Cẩm Thủy, CBGV nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp trong dạy học. Được sự chỉ đạo của phòng GD-ĐT huyện Cẩm Thủy, BGH trường THCS Cẩm Vân đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học vào giờ dạy trên lớp nhằm đưa lại kết quả cao nhất cho người học. Dạy học theo phương pháp mới sẽ tạo điều kiện cho học sinh được làm việc, được trình bày ý kiến của mình, ý kiến của tập thể một cách mạnh dạn, sôi nổi, đó là chúng ta đang thực hiện thành công các phương pháp – kỹ thuật dạy học mới. Với tinh thần trên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm “Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả dạy bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – môi trường biển đảo”, môn Địa lí 9 để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài “Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao hiệu quả dạy bài 38-39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – môi trường biển đảo” nhằm mục đích giúp học sinh học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. “Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn”,
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức tích hợp kiến thức các môn học có liên quan đến nội dung bài học nhằm làm cho bài học thêm sinh động, mở rộng kiến thức bài học, liên hệ thực tế…Từ đó học sinh tích cực, chủ động, hứng thú hơn trong học tập. Cụ thể là tiết 45, 46 bài 38,39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên – môi trường biển đảo”, môn Địa lí 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp phân tích, tích hợp kiến thức liên môn.
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học được thực hiện riêng rẽ. Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân…Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin
Dạy học tích hợp: có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Dạy học liên môn: là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các môn liên quan.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi ứng dụng SKKN:
*Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu:
Khảo sát đối với học sinh khối 9 năm học: ………..
Tổng số HS | Điểm khá giỏi | Điểm trung bình | Điểm yếu kém | Điểm TB trở lên | ||||
79 | SL | Tỉ lệ % | SL | Tỉ lệ
% |
SL | Tỉ lệ
% |
SL | Tỉ lệ
% |
11 | 13.9 | 54 | 68.4 | 14 | 17.7 | 65 | 82.3 |
- Thuận lợi:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]