SKKN Tích hợp một số kỹ năng sống vào môn Sinh học 8

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Sinh học
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 893
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
23
Lượt tải:

5

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp một số kỹ năng sống vào môn Sinh học 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. GP1: Phân loại kiến thức kĩ năng sống
2.3.2. GP2: Phân loại các bài dạy trong chương trình sinh học 8 có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
2.3.3. GP3: Sử dụng hỗ trợ của máy tính, ti vi, điện thoại thông minh và các bài giảng papoil, đoạn clip trên youtobe, clip quay thực tế, các hình ảnh minh họa
2.3.4. GP4: Vận dụng kĩ năng sống:
2.3.5. GP5: Thông qua phần chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo có nội dung tích hợp

 

Mô tả sản phẩm

  1. Mở đầu 
  • Lí do chọn đề tài .    

          Bạo lực học đường: [Theo thống kê của ngành công an, trong quý 1 năm 2019 đã có 310 vụ bạo lực học đường và chủ yếu học sinh ở lứa tuổi THCS và THPT.(Thông tin được đưa ra tại một hội thảo bàn về giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường diễn ra chiều 8/4/2019). Phần chìm của tảng băng bạo lực học đường, xâm hại trẻ em ngày càng lộ rõ. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay bạo lực học đường cũng là vấn đề của toàn cầu, gần đây nhất Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có những sự vụ rúng động. “Lứa tuổi THCS, THPT có nhiều biến đổi tâm sinh lý, nhiều em không kiểm soát được bản thân, cộng với sức ép học tập và xã hội đã gây ra những vụ bạo lực như vừa qua”. Điểm chung các vụ bạo lực này này đều xuất phát từ mâu thuẫn, sự âm ỉ ngày càng lớn và khi có cơ hội thì bùng phát. Theo ông Linh, đến nay, Bộ GD-ĐT đã ban hành hơn 10 thông tư liên quan để xử lý về vấn đề này.

          Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) nhìn nhận xu hướng ít nhất 2-3 năm tới, các vụ việc chúng ta được biết, được nghe về xâm hại trẻ em nói chung và bạo lực học đường nói riêng “sẽ còn tăng lên”. Lý do là khi nhận thức người dân, nhận thức xã hội tăng lên thì những vụ việc tố cáo nhiều hơn.“Cần phải ưu tiên triển khai dạy các em những kỹ năng đối phó những vấn đề mà xã hội đang nổi lên. kế hoạch lâu dài để phòng ngừa tích cực cho những hành vi bắt nạt và bạo lực học đường”,

  Nhà báo Phạm Trung Tuyến (Đài Tiếng nói Việt Nam) cũng lên tiếng rằng: “Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ thì sẽ thấy “quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương”, hỏi sao không tạo nên thế hệ trẻ con ích kỷ và đạo đức giả.

          Ám ảnh đuối nước: Từ đầu năm đến nay, có không ít những vụ việc trẻ em, học sinh đuối nước rất thương tâm. Mới đây nhất vụ việc 8 em học sinh từ tiểu học đến THCS tại tỉnh Hòa Bình bị đuối nước, thêm một lần nữa hồi chuông báo động về việc “hổng” kỹ năng bơi lội ở trẻ nhỏ, nhất là ở vùng nông thôn, hoặc nơi gần sông nước – lại được gióng lên. Và bài học từ cuộc sống đối với nạn đuối nước chính là hãy tự trang bị kỹ năng để cứu mình và cứu người, không bao giờ được chủ quan trước khi quá muộn. Minh chứng từ những vụ đuối nước của cả người lớn vè trẻ em cho thấy, không hẳn khi biết bơi thì không bị chết đuối. Nguyên nhân khách quan do nước lớn, sông sâu, sóng cả…Còn nguyên nhân chủ quan có lẽ một phần do con người ta khi ấy rơi vào trạng thái hoảng loạn tinh thần. Nếu có một đám đông, người nọ bấu víu lấy người kia khiến cho sự hoảng loạn tập thể gia tăng gấp bội. Vì thế, ngay cả với những người biết bơi cũng không nên có tâm lý chủ quan, bởi trước miệng “Hà bá”, mỗi người bỗng trở nên thật nhỏ bé… Điều cốt yếu vẫn là trang bị kỹ năng sống và kỹ năng ứng phó trong những tình huống nguy cấp – yêu cầu này cần thiết và bắt buộc với cả người lớn và trẻ em. 

          Cùng với sự phát triển của công nghiệp điện thì sự gia tăng song song số người bị điện giật và tử vong là một điều đáng kể đến. Trường hợp điện giật nhẹ chỉ cần ổn định tinh thần, sức khoẻ, nặng có thể dẫn đến sang chấn hoặc ảnh hưởng, tổn thương thần kinh. Nặng hơn, số trường hợp chết vì bị điện giật mỗi năm vẫn là một cơ số khiến nhiều người bàng hoàng. Nhìn lại những vụ thương tâm trong vô số vụ tai nạn điện: Trồng cột điện thuê, nhóm công nhân 7 người thương vong. Mới đây nhất, là vụ việc xảy ra vào 15h45 ngày 13/10, 6 học sinh trường THCS An Lục Long (Châu Thành, Long An) bị điện giật ngay trước cổng trường lúc ra về. Hậu quả khiến 2 học sinh lớp 6 tử vong tại chỗ. Bốn em khác bị thương được chuyển đi cấp cứu, hiện sức khỏe đã dần hồi phục tuy nhiên vẫn còn sợ hãi nặng nề. ]1 

  Học sinh THCS sống trong xã hội phát triển như hiện nay cần phải trang bị những kĩ năng sống để hòa nhập cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết với thế hệ trẻ, bởi vì các em là chủ nhân của đất nước. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kĩ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững. Giáo dục kĩ năng sống còn mang ý nghĩ tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Giáo dục kĩ năng sống chính là định hướng cho các em con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại, nắm được kỹ năng sống các em sẽ suy nghĩ tích cực thành những hành động cụ thể, các em biết bảo vệ bản thân, sống có trách nhiệm và vững vàng tự tin bước vào tương lai. Đặc biệt, những năm gần đây xuất hiện những vụ gây gỗ, đánh nhau cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy, nhiều học sinh bị xâm hại tình dục và nhiều học sinh gặp những rủi ro tai nạn đuối nước, gặp tai nạn do điện giật thương tâm … Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kĩ năng sống.

          Môn sinh học 8 cung cấp những đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện thân thể. Kiến thức về cơ thể người có liên quan tới nhiều ngành khoa học như Y học, Tâm lí giáo dục học, hội họa, thể thao…và học sinh lớp 8 là lứa tuổi giao thời giữa thiếu niên và thanh niên, do vậy các em có nhiều chuyển biến về nhận thức.

          Trước những câu chuyện, trước những sự việc đang hàng ngày diễn ra, bản thân là một giáo viên dạy sinh tôi cũng suy nghĩ và trăn trở rất nhiều về các vấn đề này. Với lý do đó Tôi chọn đề tài: “ TÍCH HỢP MỘT SỐ KỸ NĂNG SỐNG VÀO MÔN SINH HỌC 8” với mong muốn truyền tải một chút kiến thức nhỏ bé của mình đến các em học sinh để các em có kỹ năng, sống tốt hơn, chan hòa với bạn bè và đặc biệt biết cách bảo vệ mình cũng như thích ứng, xử lý, giải quyết các vấn đề bản thân các em gặp phải một cách tốt nhất. 

1.2. Mục đích nghiên cứu . 

          – Đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện, phù hợp với quan điểm giáo dục của UNESCO đó là học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống.

         – Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

        – Thấy được thực trạng ứng phó trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống, thói quen ứng xử của hoc sinh trong trường và những luồng thông tin trên mạng xã hội, từ đó tích hợp một số kỹ năng sống giúp học sinh có kĩ năng sống tốt hơn và trở thành người con linh hoạt, sáng tạo, có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên đất nước. Biết xử lí một số tình huống đúng đắn, khoa học hợp đạo lí, thích ứng với cuộc sống hiện đại, với những tác động của tự nhiên, xã hội. Thúc đẩy các em tham gia các hoạt động mang tính xã hội, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi giao tiếp, hoạt động tập thể, xây dựng môi trường thân thiện.

        – Giáo dục học sinh biết vệ sinh và bảo vệ cơ thể, tránh và biết xử lý khi gặp đuối nước, điện giật, bạo lực học đường, lạm dụng tình dục,…Biết sử dụng hiệu quả các dụng cụ thực hành, bảo đảm an toàn không gây ra tai nạn. 

        – Tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: Kỹ năng phòng tránh một số bệnh tật thông thường; Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ người khác; Kỹ năng kiên định; Kỹ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân, Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, tinh thần; Kỹ năng xây dựng thói quen khoa học hợp lý, hành vi văn minh. Giúp học sinh sống nhân văn, nhường nhịn, chan hòa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

1.3. Đối tượng nghiên cứu . 

           Kỹ năng sống của  học sinh lớp 8 – Trường THCS Quảng Trạch

1.4. Phương pháp nghiên cứu . 

          – Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu như văn bản, nghị quyết, thông tư, chuyên môn, phần mềm.

          – Phương pháp quan sát : chụp ảnh, ghi nhật kí, quan sát thực tế.

          – Phương pháp đàm thoại.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)