SKKN Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn
- Mã tài liệu: BM9088 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Lương Thế Vinh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1.Khái quát số nội dung cơ bản về tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Minh
2.3.2.Sự chuẩn bị của giáo viên
2.3.3.Một số phương pháp lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong bài dạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- 1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc – danh nhân văn hóa của thế giới, cả cuộc đời Người đã dành chọn cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Người đã làm “rạng rỡ non sông ta, đất nước ta” Người đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta một hệ tư tưởng đạo đức- một di sản văn hoá tinh thần của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, nền đạo đức đã hình thành từ hàng nghìn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Người đã đi xa nhưng để lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng to lớn, một nhân cách đạo đức cao cả.. Từ lâu Đảng và nhân dân ta đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần giá trị quan trọng trong nền văn hoá Việt Nam.
Trong công cuộc CNH-HĐH và đổi mới đất nước hiện nay, với xu thế hội nhập chúng ta vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa chủ động, tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, Bộ Chính trị khoá X đã đề ra Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2007) để góp phần nâng cao nền tảng đạo đức xã hội. Đặc biệt trong cán bộ, đảng viên,công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
Tuy nhiên, trên thực tế, với sự tác động không nhỏ của các biểu hiện đạo đức sai lệch hiện nay , nhận thức về đạo đức cũng như lý tưởng sống của thanh thiếu niên – trong đó có HS- vẫn còn nhiều lỗ hổng. Bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng. Quan hệ thầy trò có dấu hiệu xuống cấp, tinh thần “tôn sư trọng đạo” không được thể hiện rõ nét. Tình trạng gian lận trong thi cử… đó đây xuất hiện làm xấu đi hình ảnh nhà trường – người thầy và bản thân học sinh . Lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn là mối nguy về sức khoẻ và sự phát triển của giống nòi… Công luận, xã hội lên án nhưng biện pháp ngăn chặn thực sự hữu hiệu vẫn còn thiếu.
Không chỉ vậy, với mặt trái của cơ chế thị trường, nhận thức về chính trị, văn hoá, đạo đức, lối sống… của một bộ phận không nhỏ học sinh bị tác động tiêu cực bởi những gì họ tiếp nhận được thiếu một “bộ lọc” cần thiết. Do đó, nếu không có sự định hướng tích cực, kịp thời, đúng mực, thì những biểu hiện đó sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức, lý tưởng, tình cảm của các em
Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ chí minh là một phần rất quan trọng trong mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.Tại trường THCS Minh Sơn sau nhiều năm triển khai, thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường với nhiều hoạt động phong phú như: thi kể chuyện Bác Hồ, Viết tâm thư gửi Bác… đã tạo ra ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của các em học sinh, các em đã có những chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, về việc thực hiện nề nếp đi học, đến truờng. Tuy nhiên để việc giáo dục đạo đức học sinh được duy trì thường xuyên cũng như để cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng có chiều sâu, trong nhà trương cần phải coi trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngoài việc phối kết hợp nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thì lồng ghép tích hợp vào các bài học là rất cần thiết
Trong các bộ môn khoa học ở trường phổ thông, môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những sự kiện lịch sử về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc, những tấm gương về người thật việc thật qua sự dẫn dắt của giáo viên nó sẽ tác động đến tâm trí các em hình thành ở các em ý thức tự tôn, lòng tự hào dân tộc.
Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước.
Trong các khoá trình lịch sử ở cấp THCS thì chương trình lịch sử lớp 9 (Học kì 2) có nhiều bài, nhiều sự kiện liên quan đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh.Tôi đã tiến hành dạy theo hướng tích hợp các câu chuyện về Người để tăng hứng thú cho học sinh. Tôi nhận thấy có hiệu quả vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài
“ Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử lớp 9 Trường THCS Minh Sơn nhằm biến nhận thức của học sinh thành hành động thực tiễn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
+ Góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
+ Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về hành vi, các chuẩn mực đạo đức xã hội đang bị suy thoái hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức và ý chí học tập,rèn luyện bản thân, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, tuân thủ nội quy nhà trương và pháp luật của nhà nước. Tích cực tham gia các công tác xã hội, các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A trường THCS Minh Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Đọc và tìm hiểu tài liệu
– Phương Pháp đàm thoại
– Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
– Khảo sát thực tế
– Phương pháp thực nghiệm
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã kết tinh những truyền thống tốt đẹp; truyền thống chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống cần cù lao động… Một trong những thành quả tốt đẹp đó chính là ông cha ta đã hun đúc nên một chuẩn mực đạo đức mà các thế hệ con cháu chúng ta ngày nay phải tiếp thu học hỏi và phát huy.
Đó là tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng, đoàn kết, thuỷ chung, dũng cảm, kiên cường, hiếu học, cần cù, sáng tạo…Trong cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc,bảo vệ tổ quốc ở thế kỷ XX Đảng ta và Bác Hồ kính yêu luôn chăm lo, giữ gìn và phát huy truyền thống đạo đức, và phát triển thành đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền tảng tư tưởng xã hội, là động lực, sức mạnh to lớn để toàn Đảng toàn dân ta vượt qua mọi thách thức, dành độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng xã hội .
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, chuẩn mực đạo đức của dân tộc đã được phát triển và bổ sung thêm những giá trị mới, tiến bộ, được xã hội thừa nhận như: Có ý thức làm chủ,ý chí chủ động lập thân lập nghiệp, sự năng động sánh tạo,dám nghĩ dám làm, giám chịu trách nhiệm, quyết tâm vượt khó, quyết chí làm giàu chính đáng, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển, xây dựng đời sống văn hoá, nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ của công dân
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, đất nước đang tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN, từng bước hội nhập quốc tế để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”. Vì vậy trong các nhà trường đều nhằm tới
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]