SKKN Tìm các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lí cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9006 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1797 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Văn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Phạm Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trung Văn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tìm các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lí cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Các dạng biểu đồ và phương pháp nhận dạng biểu đồ
2.3.2. Nguyên tắc chung khi phân tích, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ
2.3.3. Phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC | Trang |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Các dạng biểu đồ và phương pháp nhận dạng biểu đồ | |
2.3.2. Nguyên tắc chung khi phân tích, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ | |
2.3.3. Phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ | |
a. Biểu đồ cột | |
b. Biểu đồ đường – đồ thị | |
c. Biểu đồ hình tròn | |
d. Biểu đồ miền | |
đ. Biểu đồ kết hợp | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
1. Kết luận | |
2. Kiến nghị | |
1- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Môn địa lí là một bộ phận khoa học nghiên cứu về Trái đất, thiên nhiên và con người các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói riêng.
Đối với môn địa lí 9, mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế; sự phân hoá lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí tỉnh thành phố nơi các em học sinh sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập hệ thống hoá kiến thức, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách hiệu quả nhất
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lí 9 THCS mới đòi hỏi kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với chương trình cũ. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần nắm vững các phương pháp vẽ các dạng biểu đồ, tim tòi, khám phá ra những phương pháp hướng dẫn học sinh vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ một cách thích hợp nhất, làm cho hoc sinh dễ nhớ.
Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy Địa lý 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là:“ Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ ”. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý lớp 9. Nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được nhận xét chính xác về tình hình kinh tế của ngành hay vùng kinh tế nào đó… .Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả về kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng dạy quan tâm. Đó cũng là vấn đề tôi đã trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm trong quá trình dạy học địa lý lớp 9 và cũng là lí do để tôi viết bài này với mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp một số phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công trong các tiết dạy Địa lý 9 trong những năm vừa qua.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lí cho học sinh lớp 9.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Các dạng biểu đồ, phương pháp nhận dạng, vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lí 9.
– Học sinh lớp 9 trường THCS Lộc Thịnh năm học …………và năm học …………
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nhiên cứu lí luận: Nghiên cứu các kĩ năng dạy học địa lí, kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng nhận xét bảng số liệu, nhận xét biểu đồ, các phương pháp dạy học địa lí…
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua điều tra, khảo sát đối tượng học sinh khối 9 trường THCS Lộc Thịnh năm học …………và năm học …………
– Phương pháp thực nghiệm.
– Phương pháp tổng hợp.
– Một số phương pháp khác.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để củng cố kiến thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Một trong những kĩ năng thường được sử dụng trong dạy học địa lý là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận xét về những kết quả được thể hiện trên biểu đồ. Ở đây biểu đồ, lược đồ được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi khám phá và lĩnh hội kiến thức. Ở hình thức này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ, phân tích, đánh giá rút ra những kiến thức cần thiết cho từng yêu cầu. Với con đường này muốn đạt hiệu quả cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.
Môn Địa lý 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các nghành kinh tế. Sự phân hoá lánh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí tỉnh thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập ; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở mức độ cao hơn.
2.2, Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
– Về giáo viên: Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn một số giáo viên phải dạy chéo môn thì họ lại chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán. Đặc biệt là các tiết thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho học sinh làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn kịp thời.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]