SKKN Tổ chức các chủ đề hđtn để góp phần nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0103 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 11;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 471 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 86 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 86 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Sỹ Sách |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chức các chủ đề hđtn để góp phần nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Tổ chức các chủ đề HĐTN trong giờ sinh hoạt lớp bằng “trò chơi” để tạo không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng cho HS
2.2.2. Tổ chức các chủ đề HĐTN trong giờ sinh hoạt lớp bằng “thảo luận theo chủ đề” để phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
2.2.3. Tổ chức các chủ đề HĐTN trong giờ sinh hoạt lớp bằng “xem phim” để HS được trải nghiệm cảm xúc.
2.2.4. Tổ chức giờ sinh hoạt lớp với chủ đề hướng nghiệp để định hướng nghề nghiệp cho HS
2.2.5. Tổ chức các chủ đề HĐTN trong giờ sinh hoạt lớp qua hoạt động tình nguyện để giáo dục giá trị sống cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN A: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 là “Giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức tự học suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”.
Để đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, vai trò của mỗi giáo viên chủ nhiệm trong quản lý và giáo dục học sinh rất quan trọng. Việc đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại, hài hòa về đức, trí, thể, mỹ. Chú trọng thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng, đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, khó kiểm soát vậy nên tình trạng như: bạo lực học đường, ma túy học đường, nạn chơi tài xỉu, nghiện chơi game và phổ biến hơn nữa là những căn bệnh: vô cảm, sống ảo, sống hưởng thụ đang len lỏi trong nhịp sống của một số học sinh, nó như một hồi chuông báo động về phẩm chất, năng lực, ý chí của giới trẻ người Việt hiện nay.
Việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp truyền thống còn nghiêng nặng về cam kết, phạt lỗi của GVCN khi lớp vi phạm với nhiều hình thức phê bình khác nhau, rất đơn điệu, nhàm chán khiến cho giờ sinh hoạt căng thẳng, tâm lý học sinh nặng nề, mệt mỏi, chán chường vì tuần nào cũng chỉ lặp đi lặp lại những lời trách, dẫn đến tiết sinh hoạt lớp diễn ra như một phiên tòa. GVCN chưa chú trọng đến hình thức tổ chức HĐTN trong giờ sinh hoạt lớp để phát triển phẩm chất, năng lực, giá trị sống đến với học sinh trong nhà trường, chưa tạo được môi trường vui chơi, giải trí thoải mái để học sinh có cơ hội được mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết. Chính vì vậy giờ sinh hoạt lớp chưa mang lại hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu thực tế của học sinh.
Nhận thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục học sinh thông qua việc tổ chức các chủ đề HĐTN và qua thực tế làm công tác CN lớp bản thân tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức các chủ đề HĐTN để góp phần nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách”.
- Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN cấp THPT để có được những giải pháp hợp lý nhằm phát triển NL, PC cho học sinh.
- Đề ra những phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp sôi động nhằm thay đổi phương pháp giáo dục để gây sự hứng thú cho học sinh và tránh hiện tượng nhàm chán
- Phát huy được tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh.
- Biết được tâm tư, nguyện vọng của các em góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động của GV và HS trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp
- Hệ thống tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp
- Tài liệu internet có liên quan đến công tác chủ nhiệm hiệu quả
- GVCN ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm ở các trường lân cận trong Huyện Thanh Chương.
- Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu
-
-
-
- Đề tài được nghiên cứu từ tháng 8/2022 đến tháng 2/2023 và hoàn thành vào tháng 4/2023.
- Các khảo sát về HS và GVCN được thực hiện vào các đợt trước và sau khi áp dụng đề tài trong quá trình chủ nhiệm của GVCN vào tháng 9/2022, tháng 12/2022.
-
-
- Phạm vi nội dung nghiên cứu
-
-
- Các chủ đề hoạt động trải nghiệm trong giờ sinh hoạt lớp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách.
- Hiện nay vị trí của giờ sinh hoạt lớp chưa được chú trọng, hầu hết GVCN chỉ làm qua loa, chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Vì vậy nếu đề xuất được các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ sinh hoạt thông qua hoạt động trải nghiệm có tính khả thi là góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp cho GVCN.
-
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi vận dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập tài liệu, thông tin lí luận trên báo chí, tập san giáo dục, mạng Internet.
- Phương pháp khảo sát điều tra: để tìm hiểu thực trạng và tính hiệu quả bằng việc lấy ý kiến GVCN các lớp, GV bộ môn, ý kiến HS.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: để xác định các số liệu liên quan đến khảo sát thực trạng dạy học
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: để phân tích, tổng hợp, đánh giá những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trước và sau khi áp dụng hoạt động giáo dục.
- Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình tham gia hoạt động, giao tiếp ứng xử của của học sinh.
- Đóng góp của đề tài
- Cung cấp mô hình sinh hoạt mới phù hợp xu thế phát triển giáo dục hiện đại – THPT 2018.
- Bắt kịp xu hướng đổi mới của công cuộc thay sách toàn cấp học và giáo dục mới trong nhà trường.
- Đặt học sinh vào vị trí trung tâm từ đó giúp cho học sinh phát triển phẩm chất, năng lực và giáo dục giá trị sống tích cực đáp ứng chương trình dạy học 2018 đã đặt ra “tích cực, chủ động, sáng tạo”.
- Xây dựng được hệ thống chủ đề sinh hoạt lớp phong phú đa dạng để góp phần hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm có nhiều nội dung và phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp sôi nổi, vui vẻ, hào hứng nhằm tránh sự buồn tẻ, nhàm chán, nặng nề để từ đó giáo dục kĩ năng sống tốt hơn cho học sinh.
- Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]